Đây là 5 hành động ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi mà các mẹ bầu nên hạn chế tối đa trong lúc bầu bí.
Người ta thường hay bảo “Con vào dạ, mạ đi tu”. “Mạ” ở đây nghĩa là Mẹ. Còn “đi tu” không phải là xuống tóc hay đi vào chùa, mà là kể từ khi cấn bầu, người mẹ phải biết thay đổi sửa mình, hạn chế một số hành động không tốt ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Thông thường, các bác sĩ đều dặn thai phụ cần phải ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ, khám thai đúng định kỳ và uống bổ sung một số loại thuốc bổ cần thiết cho phụ nữ mang thai để em bé phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng không được hút thuốc, uống rượu bia hay caffein… Tuy nhiên, ngoài những việc nên làm và không nên kể trên, các mẹ bầu cũng nên hạn chế 5 hành động sau đây để con bạn sinh ra là một đ.ứa t.rẻ khỏe mạnh cả thể chất lẫn trí não.
1. Tắm trong bồn nước nóng
Mặc dù được ngâm mình trong bồn nước nóng ấm sẽ khiến cơ thể chúng ta thư giãn, nhưng điều này lại không thích hợp với phụ nữ mang thai. Theo Tiến sĩ Meredith Shur – giảng dạy chuyên ngành sản phụ khoa của trường Y Mount Sinai (Mỹ), nếu bà bầu ngâm mình trong một bồn nước nóng sẽ gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Nước nóng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu, làm giảm lưu lượng m.áu đến em bé (Ảnh minh họa).
Nguyên nhân của việc này là do nước nóng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn, từ đó làm giảm lưu lượng m.áu đến em bé, gây hại cho hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ, lúc này phôi thai cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó, dù bạn rất thích được ngâm mình trong bồn tắm thì khi mang thai, bạn nên hạn chế sở thích này lại. Bạn chỉ nên tắm trong bồn tắm có nhiệt độ nước từ 35 đến 38 độ C và chỉ tắm trong khoảng 15 phút mỗi lần là tốt nhất.
Ngoài ra, tiến sĩ Meredith cũng khuyến cáo thêm rằng tắm nước ấm có khả năng khiến bạn bị mất nước. Vì vậy, hãy nhớ uống nhiều nước trước và sau khi tắm.
2. Đi giày cao gót
Giày bệt là lựa chọn tốt nhất dành cho các mẹ bầu (Ảnh minh họa).
Giày cao gót vốn là vật bất ly thân của nhiều chị em. Nó không chỉ giúp bạn trông cao hơn mà còn cực kỳ tôn dáng trong bất kỳ trang phục và hoàn cảnh nào. Song, Tiến sĩ Hilda Hutcherson, giáo sư lâm sàng về sản phụ khoa công tác tại trường Đại học Columbia (Mỹ) cho biết: “Ở giai đoạn đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai vẫn có thể mang giày cao gót vì nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Nhưng chúng sẽ là vấn đề khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ 3. Đi giày cao gót ở những tháng cuối thai kỳ sẽ khiến bạn bị đau lưng. Đồng thời, khi bụng to, cơ thể bạn sẽ mất cân bằng, cộng thêm với việc đi giày cao gót sẽ khiến trọng tâm của bạn bị lệch, bạn sẽ dễ bị ngã. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với em bé”.
Chính vì thế, giày bệt là lựa chọn tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Giày bệt mềm hơn, giúp giữ thăng bằng cho cơ thể tốt hơn, từ đó giúp bạn tránh bị té ngã.
3. Kén ăn
Nếu mẹ kén ăn trong quá trình bầu bí sẽ sinh ra một em bé kén ăn (Ảnh minh họa).
Các mẹ bầu nên biết rằng thai nhi hoàn toàn có thể cảm nhận được mùi vị thức ăn thông qua việc nếm nước ối. Và khi sinh ra, trẻ có xu hướng thích ăn những món mà mẹ hay ăn trong khi mang thai. Do đó, nếu mẹ kén ăn trong quá trình bầu bí sẽ sinh ra một em bé kén ăn. Không chỉ có thế, kén ăn còn làm cho thai nhi không nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Do đó, để tốt cho con, bạn không nên chỉ ăn những món mình thích, mà nên ăn đa dạng đủ các loại thực phẩm để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con.
4. Thường xuyên thức khuya
Theo các bác sĩ, thức khuya rất có hại cho sức khỏe dù bạn trẻ hay già. Đối với phụ nữ mang thai, thức khuya còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Tiến sĩ Jenny Sweigard – công tác tại Trung tâm Y tế Novant Health Huntersville (Mỹ), giải thích thai nhi đang phát triển cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và oxy. Thế nhưng khi mẹ bầu thức khuya hoặc ngủ không sâu giấc, giấc ngủ bị gián đoạn sẽ làm cho lưu lượng m.áu đến nhau thai bị giảm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của em bé.
Điều này dẫn đến một số vấn đề như tăng nguy cơ sinh non, hạn chế tăng trưởng và tiềm ẩn các vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh. Thậm chí nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, thai nhi sẽ c.hết lưu.
Mẹ bầu thức khuya sẽ làm cho lưu lượng m.áu đến nhau thai bị giảm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của em bé (Ảnh minh họa).
5. Thường xuyên tức giận
Khi mang thai, mẹ bầu từ một người tính tình dễ chịu cũng trở nên nắng mưa thất thường do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Bạn có thể dễ vui, dễ buồn, dễ khóc, dễ tức giận… Tuy nhiên, cho dù nội tiết tố có chi phối đến cảm xúc thì mẹ bầu vẫn nên hạn chế buồn bực hay tức giận trong khi bầu bí.
Vì khi tức giận, khó chịu, cơ thể của bạn sẽ có phản ứng căng thẳng và co mạch m.áu. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bạn hãy nghỉ ngơi nhiều, thư giãn nhiều. Hãy làm những việc giúp bạn cảm thấy thoải mái nếu chẳng may gặp phải chuyện buồn bực như nghe nhạc, đọc sách hay tâm sự với một ai đó. Điều quan trọng là bạn phải luôn giữ cho bản thân mình được vui vẻ để em bé trong bụng cũng được vui vẻ.
Nguy cơ sức khỏe khôn lường từ ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề về môi trường, mà còn là nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng tới các thế hệ hiện tại và cả tương lai.
Các dạng ô nhiễm không khí: Ô nhiễm dạng hạt, hay PM, là một loại ô nhiễm không khí. Bụi mịn PM10 – với đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet, và bụi mịn PM2.5 – với đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet – là hai loại ô nhiễm nguy hiểm nhất.
Bệnh khô mắt: Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa bệnh khô mắt và ô nhiễm không khí. Các chuyên gia về mắt cho rằng các triệu chứng như sợ ánh sáng hay đau nhức mắt mãn tính là do phản ứng viêm miễn dịch của cơ thể đối với ô nhiễm không khí.
Trẻ sơ sinh nhẹ cân: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cả thai phụ và thai nhi trong mọi giai đoạn của thai kỳ. Nghiên cứu cho thấy bụi mịn PM2.5 xâm nhập vào m.áu của người mẹ, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung m.áu và dưỡng chất đến thai nhi, dẫn đến sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân dưới chuẩn.
Các vấn đề về hô hấp: Ô nhiễm không khí gây vô số tổn thương đối với hệ hô hấp của người. Các chất ô nhiễm phá hủy các tế bào RNA và DNA, gây áp lực oxy hóa khiến hệ hô hấp có nguy cơ dị ứng, sưng phù, dẫn đến ho, khò khè và khó thở.
Giả cúm: Giả cúm (ILI) là cái tên được dùng để gọi chung cho các tình trạng sốt, ho và ốm mệt kéo dài khoảng 9-10 ngày. Không giống như cúm, giả cúm không có thuốc đặc trị. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa ô nhiễm không khí đến cả cúm và giả cúm.
Mệt mỏi: Những người sống trong khu vực có chất lượng không khí kém có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải mà họ thường lầm tưởng là do thiếu ngủ. Nghiên cứu chỉ ra rằng bụi mịn và khí NO2 có thể là nguyên nhân gây tình trạng này.
Suy giảm nhận thức ở trẻ: Ô nhiễm không khí do khói bụi từ các phương tiện giao thông có liên quan đến sự chậm phát triển ở t.rẻ e.m. Hít phải các chất ô nhiễm trong không khí trong thời gian dài sẽ gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các bệnh mạch nhỏ.
Ung thư phổi: Các chuyên gia đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiếp xúc với các khí NOx từ khói bụi phương tiện giao thông với bệnh ung thư phổi.
Các bệnh tim mạch: Tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm, mà còn làm tăng huyết áp động mạch, dù chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn. Những người sống ở vùng có tỉ lệ ô nhiễm bụi mịn cao có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn./.