Vì công việc quá bận rộn, nhiều người không thể nấu ăn và chọn cách mua đồ ăn sẵn. Thế nhưng, không ngờ thói quen này lại gây nguy hiểm tới sức khỏe con người đến vậy.
Trang Sina đưa tin, mới đây một chàng trai 28 t.uổi được chuyển đến khoa Huyết học, tại Bệnh viện số 1 Hàng Châu, Trung Quốc để điều trị.
Điều đáng nói nhất là hoàn cảnh của chàng trai này rất đáng thương, cũng vì cuộc sống mưu sinh mà vất vả đến mức phải nhập viện cấp cứu.
Được biết, chàng trai này họ Trương, làm nghề shipper giao đồ ăn được 3 năm nay. Ngày nào anh cũng tất bật lái xe ship đồ cho khách.
Công việc bận rộn nên anh buộc phải ăn 3 bữa mỗi ngày ngay trên xe, bữa ăn nào cũng vội vàng, chóng vánh.
2 ngày trước, khi đang chạy xe giao hàng, đi được nửa đường thì anh đột nhiên đau bụng, kèm theo buồn nôn từng đợt.
Đối với ngành giao đồ ăn tại Trung Quốc, thời gian chính là t.iền bạc. Anh dừng xe lại, nghỉ một chút bên vệ đường, sau đó khi thấy cơn đau giảm liền vội vàng leo lên xe tiếp tục hoàn thành nốt các đơn hàng.
Bài Viết Liên Quan
- Tự gọi taxi đến viện với bàn tay đứt lìa
- Hội chứng vai đông cứng liên quan tới Covid-19
- B.é g.ái nhập viện cấp cứu do mắc thủy đậu
Ảnh minh họa
Khi giao hàng cho khách xong, anh Trương lại cảm thấy bụng mình đau quặn lên, đồng thời âm ỉ vùng thắt lưng. Lần này, anh cảm nhận cơn đau rõ ràng mạnh hơn lần trước, anh ngồi gục xuống ôm bụng.
Lúc này, còn vài đơn hàng khác cần phải giao. Anh cố gắng chịu đựng để giao nốt, sau đó lập tức chạy đến khoa cấp cứu của bệnh viện gần đó.
Khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy da của anh Trương hơi ngả sang màu vàng nên nhanh chóng cho xét nghiệm sinh hóa m.áu và nội soi dạ dày.
Chẩn đoán ban đầu anh bị xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính, loét môn vị và thiếu m.áu nhẹ.
Điều kỳ lạ là sau khi điều trị tích cực, cơn đau bụng của anh vẫn không thuyên giảm, tình trạng buồn nôn và nôn vẫn tiếp tục.
Gia đình Tiểu Trương rất lo lắng nên đã chuyển anh đến Bệnh viện ở Hàng Châu, Chiết Giang để điều trị thêm.
Tại đây, bác sĩ Trần Khuông, phó trưởng khoa Huyết học cũng cảm thấy bối rối và cho biết: “Nguyên nhân đau bụng thường gặp nhất là các bệnh cơ địa như viêm ruột thừa, viêm túi mật, loét dạ dày tá tràng, viêm tụy…
Ngoài ra, còn có đau bụng do nhiễm toan ceton đái tháo đường, xuất huyết dị ứng, tan m.áu cấp tính từng cơn, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm độc chì…”.
Bác sĩ Trần suy đoán: “Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng dữ dội, nhưng bụng lại mềm, không có điểm đau rõ ràng.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị thiếu m.áu huyết tán, kết quả kiểm tra các bệnh tự miễn đều bình thường, vậy khả năng cao là do nhiễm độc chì”.
Với suy đoán như vậy, bác sĩ Trần yêu cầu tiến hành xét nghiệm tuỷ xương. Kết quả cho thấy, chứng thiếu m.áu và đau bụng của Tiểu Trương chính là do nhiễm độc chì, nồng độ chì trong m.áu của anh là 527ug / L, mức quá cao.
Nguyên nhân gây ra nhiễm độc chì
Chì là kim loại nặng chống ăn mòn, được sử dụng rộng rãi trong nền công nghiệp hóa chất, dây cáp, pin lưu trữ, ngành liên quan tới phóng xạ.
Nó có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhanh chóng bị oxy hóa thành khói chì, dễ hít vào cơ thể con người.
Theo quan điểm dịch tễ học, bệnh nhân dễ bị ngộ độc chì nhất là công nhân sản xuất chì, sau đó là những người tiếp xúc gần với sản phẩm có chứa kim loại này như mỹ phẩm, sơn.
Ngoài ra, một số người dân thường dùng bình thiếc để đựng rượu và nấu rượu, sử dụng lâu sẽ gây ra ngộ độc chì.
Tuy nhiên, anh Trương làm trong ngành giao hàng thực phẩm, chưa bao giờ tiếp xúc với những thứ có liên quan tới chì, cũng không có thói quen ăn uống trong các nồi thiếc. Vậy tại sao chì lại xuất hiện trong cơ thể của anh?
Bác sĩ Trần tiếp tục tìm hiểu thêm về lịch sử bệnh tật và thói quen hằng ngày của anh Trương để lần ra manh mối.
Hóa ra, để tiện cho công việc, anh ăn uống rất thất thường, 3 bữa ăn lúc nào cũng qua loa ngay trên xe, đặc biệt anh rất thích các món ăn có nhiều màu sắc hấp dẫn.
“Trong những năm gần đây, có rất nhiều tin tức về người bán hàng vì chút lợi ích mà không đảm bảo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rất nhiều phẩm màu và chất phụ gia được thêm vào, đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh. Vậy nên, không khó để hiểu nguyên nhân gây ra bệnh cho anh Trương”, bác sĩ Trần cho biết.
Bác sĩ Trần khuyến nghị mọi người nên bớt ăn đồ ăn mang đi, nên chọn các quán ăn uy tín và đảm bảo vệ sinh, không nên ham đồ ăn rẻ. Một khi có cảm giác đau bụng, không nên chịu đựng mà phải đi khám càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu dễ nhận biết trẻ nhiễm độc chì
T.rẻ e.m dưới 6 t.uổi dễ bị nhiễm độc chì, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tinh thần và thể chất.
Đường viền Burton quanh chân răng của bệnh nhân nhiễm độc chì. Ảnh minh họa.
Ở mức độ rất cao, nhiễm độc chì có thể gây t.ử v.ong. Một triệu chứng đặc hiệu khi trẻ nhiễm độc chì mạn tính là xuất hiện đường viền màu xanh xám trên lợi ngay gốc chân răng.
Theo TS.BS Nguyễn Kiên Cường – Viện Y học Dự phòng Quân đội, nhiễm độc chì xảy ra khi chì tích tụ trong cơ thể, thường trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Ngay cả khi t.rẻ e.m bị phơi nhiễm với một lượng nhỏ chì cũng có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
“Nhiễm độc chì cấp tính xảy ra khi cơ thể hấp thu một lượng chì lớn trong thời gian ngắn. Các triệu chứng của hệ tiêu hóa xuất hiện (táo bón, chướng bụng, đau bụng, nôn mửa, biếng ăn) hoặc có biểu hiện thần kinh trung ương, hay thay đổi hành vi (lú lẫn, mệt mỏi, thờ ơ, cáu kỉnh, tăng động).
Ngoài ra có thể có biểu hiện da xanh xao rõ rệt do thiếu m.áu nặng”, TS Cường giải thích.
Chuyên gia cảnh báo, ngộ độc chì cấp tính mức độ nặng có thể gây tổn thương não cấp. Bởi, các triệu chứng co giật, hôn mê và t.ử v.ong xuất hiện khi nồng độ chì trong m.áu trên 70 g/dL đối với t.rẻ e.m và trên 100 g/dL với người lớn.
Những trẻ sống sót sau ngộ độc chì cấp tính thường gặp di chứng vĩnh viễn về mặt phát triển thần kinh, như: Chậm phát triển trí tuệ và rối loạn hành vi.
“Ngày nay, nhiễm độc chì cấp tính vẫn xảy ra và thường được phát hiện nhiều nhất ở t.rẻ e.m tại các nước có thu nhập thấp hoặc các khu vực ô nhiễm chì trầm trọng”, TS Cường nhấn mạnh.
Các triệu chứng của nhiễm độc chì mạn tính ở trẻ thường bao gồm: Mệt mỏi, nhức đầu, xanh xao (do thiếu m.áu), sụt cân, chán ăn, buồn nôn/ nôn, chậm phát triển thể chất và chậm phát triển thần kinh so với t.uổi, giảm khả năng chú ý, chậm tiếp thu trong học tập, ngôn ngữ kém phát triển, chức năng thính giác suy giảm, giảm chỉ số thông minh (IQ)…
Tại Việt Nam, từ năm 2016, chiến dịch hưởng ứng Tuần lễ quốc tế phòng chống ngộ độc chì được Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) tổ chức hằng năm dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Tuần lễ diễn ra với sự tài trợ của Mạng lưới Quốc tế Loại bỏ các Chất hữu cơ khó phân giải (IPEN).
Năm nay, Tuần lễ quốc tế phòng chống ngộ độc chì là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy việc sớm ban hành và thực hiện Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn.
Giới hạn tối đa của tổng hàm lượng chì trong sơn 600 ppm tại thời điểm Thông tư có hiệu lực, 200 ppm sau 3 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực và 90 ppm sau 5 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.
Theo nghiên cứu mới do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và tổ chức môi trường Pure Earth thực hiện, gần 1/3 t.rẻ e.m trên thế giới có mức chì cao trong m.áu.
Cụ thể, khoảng 800 triệu t.rẻ e.m trên thế giới có mức chì từ 5 microgram/decilit trở lên trong m.áu. Mức độ này đủ cao để ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng khác của cơ thể như tim và phổi.
Báo cáo đã trích dẫn một loạt các yếu tố chịu trách nhiệm cho mức chì cao trong m.áu trẻ em, bao gồm: Các nhà máy tái chế pin axit chì kém chuẩn; Những ngôi nhà với lớp sơn chì bị bong tróc; Bãi rác thải điện tử có lượng chì cao; Món đồ gốm tráng men có chứa chì.