Đau họng, sốt cao nhiều người nhầm lẫn với cúm A hoặc viêm họng thông thường mà ít ai nghĩ mình bị viêm amidan.
Chị Vũ Nhật H. (41 t.uổi, Đống Đa, Hà Nội) vào viện khám vì đau họng, sốt cao tới 40 độ C. Ban đầu chị nghĩ bị cúm A nên mua thuốc kháng virus trị cúm về uống, nhưng tình trạng bệnh không giảm, đau họng đau lan lên cả vùng xoang. Soi gương chị thấy trong họng xuất hiện các mảng trắng như vôi, hạch cổ sưng to. Bác sĩ cho biết chị bị viêm amidan cấp tính, amidan có mủ. Chị H. giật mình vì nghĩ bệnh này chỉ ở trẻ nhỏ.
Không riêng chị H., anh Đỗ Quốc Duy (Long Biên, Hà Nội) cũng khổ sở vì viêm amidan tái đi, tái lại. Đợt đi du lịch năm ngoái về, anh bị cảm lạnh, từ đó đến nay, vùng amidan liên tục bị sưng viêm, mưng mủ. Anh đến bệnh viện khám lấy thuốc. Anh Duy chia sẻ, viêm amidan khiến anh kém tự tin, nhất là giọng nói hơi khó nghe và hôi miệng. Mỗi lần giao tiếp với bạn bè, khách hàng anh rất tự ti.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt Hà Nội, amidan là cơ quan hình thành từ khi mới sinh ra và hoạt động mạnh mẽ nhất trong những năm đầu đời, sau đó thoái hóa dần khi chúng ta bước vào t.uổi dậy thì và trưởng thành. Vì vậy, nhiều người lầm tưởng viêm amidan là căn bệnh chỉ gặp ở t.rẻ e.m. Tuy nhiên, nếu sống ở môi trường ô nhiễm hoặc hệ miễn dịch kém, nhiễm virus thì amidan sẽ bị kích hoạt và sưng viêm mãn tính ngay cả ở t.uổi trưởng thành.
PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhân.
Nguyên nhân amidan ở người lớn bị kích hoạt là do virus cúm, virus cảm lạnh, virus Herpes simplex, virus Epstein-Barr, Cytomegalovirus, Adenovirus. Người sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng gặp thay đổi thời tiết đột ngột cũng khiến tình trạng amidan viêm nhiều hơn. Khi virus ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại, vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng bị viêm sưng, đỏ. Hậu quả của sự tập trung t.iêu d.iệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan.
Để điều trị amidan ở người lớn, BS An cho biết tuỳ vào nguyên nhân nếu do virus bệnh nhân cần nghỉ ngơi, bác sĩ có thể cho thêm thuốc kháng viêm. Bệnh nhân viêm amidan do vi khuẩn có thể uống kháng sinh.
Viêm amidan khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Bệnh thường xuyên tái phát và phải điều trị liên tục. Những người mắc bệnh cấp tính thường tự khỏi bệnh sau 1 – 2 tuần, nhưng với người thường xuyên tái phát bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật cắt amidan.
Theo một nghiên cứu của Phần Lan, sau 5 tháng chỉ 39% những người bị cắt amidan có cơn đau họng cấp tính, còn người không cắt amidan thì lên tới 80%. Ngoài ra, người trưởng thành được cắt amidan cũng báo cáo rằng họ giảm tải được số lần đi khám cũng như nghỉ học/nghỉ làm vì chứng viêm họng. Vì vậy, nếu người lớn bị viêm amidan tái đi tái lại thì nên cần trao đổi với bác sĩ về cách điều trị phù hợp.
Người bệnh bị viêm amidan cần vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống trong lành. Ở các thời điểm dịch bệnh về đường hô hấp, giao mùa càng chú trọng việc phòng bệnh. Nếu mắc các bệnh như viêm mũi, viêm xoang, bệnh về răng miệng,… thì nên điều trị bệnh triệt để.
Vào dự án khuyến nông, người chăn nuôi khấm khá
Giai đoạn 2019-2021, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) đã trình Bộ NNPTNT phê duyệt và hướng dẫn triển khai 8 dự án về phát triển chăn nuôi lợn, với tổng quy mô hàng chục nghìn con.
Các dự án đã ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới, đàn lợn phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả
Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn hương, lợn Táp Ná để nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc miền núi” được TTKNQG triển khai giai đoạn 2020-2022 tại tỉnh Cao Bằng với quy mô 198 lợn nái và 250 lợn thịt.
Bà Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc TTKNQG cho biết, thông qua thực hiện dự án này, số lợn con/lứa/năm trung bình tăng lên đạt 12,5 – 12,7; t.uổi đẻ lứa đầu được giữ ổn định từ 321-330 ngày. “Mô hình đã góp phần giúp bà con chăn nuôi phát triển đàn lợn bản địa chất lượng cao tại địa phương, phát huy lợi thế sẵn có góp phần xóa đói giảm nghèo” – bà Hạnh thông tin.
Từ kết quả của mô hình này, nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Hà Quảng (Cao Bằng) đã mạnh dạn đầu tư và áp dụng các biện pháp kỹ thuật của dự án để phát triển chăn nuôi. Cụ thể, từ năm 2020-2021 có 28 hộ ngoài mô hình mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn bản địa, giá bán lợn thường gấp 2 đến 3 lần so với lợn lai.
Cán bộ khuyến nông Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang bàn giao con giống cho hộ tham gia mô hình. Ảnh: T.L
Bà Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc TTKNQG cho rằng, lĩnh vực chăn nuôi đang đối diện với rất nhiều khó khăn, nhất là giá các loại vật tư đầu vào, thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm chăn nuôi không tăng. Dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại rất lớn cho người sản xuất…
Do đó, việc thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học được xem là giải pháp tối ưu, tiết kiệm và hiệu quả nhất giúp hạn chế dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi.
Bà Đàm Thị Thơ (ở xóm Bản Giàng, thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng) chia sẻ: “Lợn Táp Ná là giống lợn bản địa, có chất lượng thịt thơm ngon mang lại giá trị kinh tế cao, luôn được người tiêu dùng ưa chuộng mặc dù giá bán cao hơn so với lợn lai. Khi tham gia dự án, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh nên chúng tôi rất tự tin phát triển chăn nuôi”.
Một mô hình nổi bật nữa được TTKNQG triển khai trong giai đoạn 2020-2022, đó là mô hình sử dụng hệ thống bể 4 ngăn để xử lý chất thải, sản xuất phân hữu cơ nhằm phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Hà Nội, Ninh Bình và Hà Nam.
Ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dự án khi triển khai đã hạn chế hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời gia tăng thu nhập cho bà con nhờ việc tận dụng chất thải làm phân bón.
Tập trung hướng dẫn chăn nuôi an toàn
Bà Hạ Thúy Hạnh cho biết, để hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn, năm 2021 hệ thống khuyến nông cả nước đã thức hiện tổ chức hàng trăm lớp tập huấn TOT, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo VietGAHP, chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng hữu cơ, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh, kỹ thuật sử dụng vaccine, thuốc…
Trong năm 2021 và 2022, TTKNQG phối hợp Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) xây dựng bộ tài liệu về “Thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn sinh sản quy mô vừa và nhỏ”. Mới đây, tại Ninh Bình, TTKNQG đã phối hợp với FAO tổ chức lớp tập huấn “Thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn sinh sản”, với sự tham gia của 21 học viên là cán bộ khuyến nông, cán bộ chuyên môn, cộng tác viên khuyến nông tại các huyện, xã…
“Lớp tập huấn được tổ chức nhằm cung cấp, trang bị những kiến thức về chăn nuôi an toàn sinh học cho cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông, các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản bố mẹ quy mô vừa và nhỏ… Từ đó, góp phần thay đổi nhận thức, thói quen trong chăn nuôi theo hướng chất lượng, an toàn, bền vững, giá trị cao” – bà Hạnh cho biết.
Bà Hạnh cũng thông tin, vừa qua đoàn công tác của TTKNQG đã đi thị sát một số mô hình nuôi lợn theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Theo đó, tại hộ ông Bùi Huy Cường, chuồng trại được lót đệm sinh học trên nền đất, đảm bảo phân của đàn lợn thải ra có đủ thời gian thẩm thấu, xử lý, t.iêu d.iệt vi khuẩn bất lợi và không có mùi hôi.
Cuối năm 2021, ông Cường xuất bán 2 lứa lợn thương phẩm, tổng trọng lượng hơn 4 tấn, với giá bình quân từ 80.000 – 120.000 đồng/kg lợn hơi, cao gần gấp đôi so với lợn bình thường.
“Phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ giúp nâng cao giá trị thương phẩm, giảm tồn dư thuốc kháng sinh và môi trường chăn nuôi được đảm bảo. Lợi thế nữa là chi phí đầu tư không quá lớn nhưng đảm bảo các tiêu chí thiết yếu trong an toàn sinh học” – bà Hạnh nói.
Phó Giám đốc TTKNQG cũng cho biết thêm, giai đoạn 2022-2024 trung tâm sẽ tập trung xây dựng các mô hình liên kết chuỗi trong chăn nuôi lợn nhằm giảm chi phí đầu vào, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, quản lý tốt dịch bệnh, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường về chăn nuôi an toàn.
Bên cạnh đó, tăng cường xây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, từng bước tạo vùng nguyên liệu lớn.