Đi bộ ngày càng giảm vì quá đau nhức, coi chừng tắc động mạch chủ bụng

Ông H.T.L (55 t.uổi, ngụ Quận 1, TP.HCM) đi lại khó khăn suốt 2 năm nay. Mỗi lần ông đi bộ, 2 chân lại đau cách hồi và càng ngày triệu chứng càng tăng nặng.

Ông cho biết, lúc đầu có thể đi bộ 100 mét nhưng sau đó chỉ có thể đi được 50 mét, rồi giảm xuống còn 20 mét vì quá đau nhức. Tình trạng ngày càng nặng nên ông đến Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để thăm khám.

Ngày 27.8, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, cho biết sau khi làm các xét nghiệm chẩn đoán, các bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình nhận định, nguyên nhân không xuất phát từ hệ thống cơ xương khớp. Kết quả siêu âm mạch m.áu ghi nhận có tình trạng tắc mạch ở 2 chi dưới và tắc động mạch chủ bụng.

Bệnh nhân có bệnh nền mỡ m.áu cao, axit uric cao và hút t.huốc l.á nhiều năm. Kết quả chụp CT cho thấy, bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch chủ bụng ngay sau chỗ chia động mạch mạc treo tràng dưới làm cho m.áu tưới xuống hai chân giảm rất nhiều. Hai chân hiện chỉ được nuôi bằng hai mạch m.áu bàng hệ nhỏ và may mắn chưa b.ị h.oại t.ử.

Theo bác sĩ Dũng, đây là tình huống rất nguy hiểm, bệnh nhân cần phải được điều trị bán cấp cứu. “Nếu tắc nghẽn mạch kéo dài thêm một thời gian nữa sẽ gây ra tình trạng thiếu m.áu nuôi hai chân và suy giảm chức năng của tất cả các tạng trong bụng. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến hoại tử chi dưới và nguy cơ tắc các mạch m.áu nuôi dưỡng tạng. Đặc biệt, nếu tiến triển tắc nghẽn nặng hơn, các cơn đau nhức có thể gây nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ não”, bác sĩ Dũng nói.

di bo ngay cang giam vi qua dau nhuc coi chung tac dong mach chu bung 2c8 6614808

Phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh BVCC

Ca phẫu thuật được thực hiện trong 5 giờ đồng hồ. Bác sĩ Dũng cho biết, khi mở ổ bụng, toàn bộ động mạch chủ bụng từ dưới chỗ xuất phát của động mạch mạc treo tràng dưới đã bị bít bởi các mảng xơ vữa. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với hình ảnh chụp CT chẩn đoán trước đó.

Cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, bệnh nhân hồi tỉnh và phục hồi tốt, sau một ngày có thể ăn uống, đi lại, 4-5 ngày đã có thể sinh hoạt bình thường và xuất viện.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Dũng, trường hợp của bệnh nhân L. sau phẫu thuật mới chỉ là điều trị xong hậu quả của tình trạng hẹp tắc mạch m.áu. Bệnh nhân vẫn phải tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá mỡ… để không mắc các bệnh động mạch vành, động mạch cảnh, bệnh mạch m.áu ngoại biên…

Bác sĩ Dũng khuyến cáo, nếu xuất hiện các triệu chứng đau cách hồi ở chân khi đi bộ, ví dụ đầu tiên đi được 300 mét, giảm xuống 200 mét, về sau chỉ đi được 50 mét, 20 mét, chân đau nhức phải ngồi nghỉ, là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tắc động mạch chủ bụng mạc treo tràng dưới. Người bệnh nên thăm khám chuyên khoa tim mạch để được can thiệp, điều trị sớm.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới, điều trị thế nào?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng, các tĩnh mạch giãn ra, tuần hoàn bị ứ trệ, do đó sẽ có biểu hiện suy giãn tĩnh mạch ở các mức độ khác nhau.

Đau đớn, hạn chế vận động và mất thẩm mỹ

Bà Nguyễn Phương Anh (58 t.uổi, ngụ P.Tân Chính, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), làm nghề giáo viên, cho biết: “Hơn 15 năm trước chân tôi đã xuất hiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Chân đau nhức khi đứng lâu, cảm giác chân rất nặng, sinh hoạt rất bất tiện, khó vận động, ngày càng nhiều tĩnh mạch nổi lên rất nhiều. Suốt nhiều năm điều trị khắp nơi bằng thuốc, mang tất áp lực nhưng vẫn không cải thiện. Không chỉ đau đớn, khó vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn khiến tôi rất tự ti vì đôi chân mất thẩm mỹ”.

suy gian tinh mach chi duoi dieu tri the nao d53 6570130

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng có năng lượng tần số radio tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh D.X

Tương tự, bệnh nghề nghiệp cũng khiến bà Phạm Thị Thư (66 t.uổi, ngụ P.An Hải Đông, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) có hơn chục năm khổ sở với chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch này. Vốn là nhân viên y tế làm việc trong phòng mổ, bà Thư cho biết tính chất công việc khiến bà đi đứng nhiều giờ đồng hồ liên tục, chứng suy giãn tĩnh mạch ngày càng nặng. Về hưu, bà Thư gặp khó khăn khi đi bộ, tập thể dục vì càng đi bộ thì chân đau nhức nhiều hơn.

Hai trường hợp trên nằm trong số những bệnh nhân (BN) vừa được các bác sĩ (BS) Khoa Tim mạch can thiệp – Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đà Nẵng tư vấn, điều trị bằng thủ thuật can thiệp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng có năng lượng tần số radio.

“Sau hơn 30 phút thực hiện thủ thuật, cảm giác chân của tôi đã không còn đau nhức, các vết giãn tĩnh mạch trên chân cũng không còn. Tôi ngủ ngon hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện. Không chỉ là sức khỏe mà vấn đề thẩm mỹ ở chân cũng được giải quyết”, BN Nguyễn Phương Anh cho biết.

Với trường hợp của BN Phạm Thị Thư, các BS dành gần 1 giờ đồng hồ can thiệp vì chứng suy giãn tĩnh mạch ở BN này khá nặng. “Sau khi thực hiện thủ thuật, tôi thấy chân đi lại nhẹ nhàng, không đau, mất hẳn đường gân mạch m.áu màu xanh sau chân”, BN Thư cho biết.

Can thiệp bằng sóng có năng lượng tần số radio

Theo BS Hồ Văn Phước, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng, nhóm BN suy giãn tĩnh mạch thường do tính chất công việc đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, những người có lối sống thụ động, nhóm t.iền sử gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch, nhóm thừa cân, béo phì. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, t.uổi từ 25 – 70, phổ biến nhất từ t.uổi 50 trở lên và đặc biệt phụ nữ trải qua nhiều lần sinh đẻ…

BS Phước cho biết: Các triệu chứng nhận diện bệnh từ nhẹ đến nặng là cảm giác nặng chân, đau nhức chân, nóng rát, chuột rút tăng nhiều vào cuối ngày, sưng bàn chân, tĩnh mạch nông nổi lên dưới da có dạng xoắn, màu xanh; nặng hơn là có cảm giác da khô, ngứa, mỏng ở vùng tĩnh mạch bị suy. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ diễn tiến nặng nề với loét chân khó lành, huyết khối tĩnh mạch sâu, xuất huyết do vỡ các tĩnh mạch nông ở da…

Có thể lựa chọn các phương pháp điều trị, như điều chỉnh lối sống, dùng thuốc trợ tĩnh mạch, dùng tất/vớ y khoa, phẫu thuật hoặc thủ thuật can thiệp tối thiểu bằng laser hay bằng sóng có năng lượng tần số radio (còn gọi là RFA).

Bệnh viện Đà Nẵng đã triển khai kỹ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng có năng lượng tần số radio cho BN bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn nặng. “Đây là phương pháp dùng năng lượng sóng có tần số radio vừa đủ vào lòng tĩnh mạch để đóng chặt tĩnh mạch bệnh lý. Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, thời gian thủ thuật ngắn, ít đau, BN có thể đứng dậy, đi lại ngay sau khi can thiệp, thời gian phục hồi nhanh, đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo”, BS Phước chia sẻ thêm.

Theo các BS chuyên khoa, với phương pháp sử dụng sóng cao tần, chi phí điều trị ít tốn kém (được bảo hiểm y tế chi trả một phần), giúp tránh được các biến chứng nặng như loét chân, xuất huyết về sau…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *