Chiều 28/8, mưa lớn kèm sấm chớp xảy ra trên diện rộng ở TP Hồ Chí Minh khiến nhiều tuyến đường bị ngập, giao thông đi lại gặp khó khăn.
Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức, mưa lớn bắt đầu khoảng 16 giờ; nhiều quận, huyện như Hóc Môn, Quận 12, Tân Phú, Bình Tân… xảy ra mưa lớn.
Khu vực huyện Hóc Môn xảy ra mưa lớn kèm sấm chớp.
Cơn mưa kéo dài khoảng 30 phút đã làm nhiều tuyến đường như: Phan Văn Hớn (phường Tân Thới Nhất, Quận 12), Nguyễn Ảnh Thủ, Phan Văn Hớn (xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn)… chìm trong biển nước.
Đặc biệt, làn đường xe máy trên Quốc lộ 22 (huyện Hóc Môn) ngập kéo dài hơn 2km, kéo dài từ giao lộ Trần Văn Mười – Quốc lộ 22 tới đường Nguyễn Thị Sóc, khiến giao thông qua khu vực gặp nhiều khó khăn. Các xe máy phải lưu thông vào làn đường ô tô để qua điểm ngập.
Quốc lộ 22 bị ngập kéo dài hơn 2 km.
Nguy cơ thời tiết nguy hiểm ngày càng tăng ở California, Mỹ
Một nhóm các nhà khoa học thuộc các bang California, Nevada và Colorado của Mỹ đã phát hiện bằng chứng cho thấy nguy cơ thời tiết nguy hiểm đang gia tăng ở bang California.
Đại học California mới đây đã công bố nghiên cứu này trên tạp chí Climate Dynamics.
Nước lũ dâng cao do mưa lớn tại Công viên quốc gia Death Valley ở bang California (Mỹ) ngày 5/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình thời tiết chính ảnh hưởng đến California. Theo đó, 4 hình thái hoàn lưu khí quyển chủ đạo ở khu vực Bắc Thái Bình Dương gồm Baja-Thái Bình Dương, Alaskan-Thái Bình Dương, Canadian-Thái Bình Dương và Offshore-Thái Bình Dương. 4 hình thái này tác động lẫn nhau hàng ngày và tạo ra 16 hình thái thời tiết lặp lại, hình thành các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như sông khí quyển (vùng hẹp có độ ẩm rất cao trong bầu khí quyển) có thể gây mưa xối xả và gió Santa Ana (gió mạnh và khô thường xuất hiện ở California vào mùa Thu và đầu mùa Đông) có thể gây ra các vụ cháy rừng lớn.
Các nhà nghiên cứu cũng đã lập sơ đồ các mô hình thời tiết ở California từ năm 1949 đến năm 2017, cho thấy các hình thái thời tiết liên quan đến sự hình thành gió Santa Ana vốn thường xuyên gây ra hỏa hoạn ở phía Nam California đang xảy ra thường xuyên hơn. Trong khi đó, các hình thái thời tiết liên quan đến mưa “thông thường” đang giảm dần ở khu vực phía Tây Nam, theo đó thúc đẩy hạn hán, nhưng các hình thái thời tiết liên quan đến hiện tượng mưa cực đoan và sông khí quyển mạnh không thay đổi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Khói mù dày đặc do cháy rừng ở bang California, Mỹ ngày 31/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học cho rằng trong khi các hình thái thời tiết liên quan đến mưa cực đoan và sông khí quyển mạnh không thay đổi về tần suất, một bầu khí quyển ấm hơn giữ nhiều nước hơn sẽ khiến các cơn bão cũng gây thiệt hại lớn hơn, đặc biệt là vào mùa Đông. Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù hiện tượng sông khí quyển xảy ra vào mùa Đông và trái ngược với hiện tượng khô, nóng do gió Santa Ana gây ra, nhưng hiện tượng sông khí quyển xảy ra sau các đám cháy rừng thường làm trầm trọng thêm những thiệt hại mà cháy rừng đã gây ra vì chúng gây lũ quét và cuốn trôi nhiều mảnh vỡ.
Chuyên gia về khí hậu tại Viện Hải dương học thuộc Đại học California ở thành phố San Diego, Kristen Guirguis, người đứng đầu nghiên cứu, cũng cho rằng nghiên cứu này cho thấy các hình thái thời tiết đang thay đổi theo hướng tăng cường gió Santa Ana khô, nóng, trong khi giảm tần suất mưa ở Tây Nam và những thay đổi này sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng vào mùa Đông ở California.