Số ca nhiễm “ vi khuẩn ăn t.hịt n.gười” tại miền Trung tiếp tục tăng. Bộ Y tế yêu cầu hội chẩn liên khoa, liên viện ngay khi có ca nghi ngờ…
Bài Viết Liên Quan
- Ba thảo mộc giúp cơ thể thải độc
- Cây thuốc quý trong vườn nhà, giúp giải độc gan cho người nghiện rượu
- Nhiều người ho, sốt có phải do Covid-19 tăng?
Bệnh nhân mắc Whitemore đang được điều trị tại BV TƯ Huế
Gia tăng ca mắc “vi khuẩn ăn t.hịt n.gười”, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, tính từ ngày 2/2 đến nay, riêng tại BV đa khoa tỉnh Quảng Trị đã phát hiện 30 ca bệnh “vi khuẩn ăn t.hịt n.gười” (whitmore).
Số ca bệnh được phát hiện tăng đột biến kể từ ngày 14/10 (sau đợt mưa lũ tại tỉnh Quảng Trị) với 24 người mắc. Đáng lưu ý, trong 30 ca bệnh được ghi nhận, có 4 bệnh nhân đã t.ử v.ong.
Theo BV Trung ương Huế, sau các đợt bão lũ vừa qua, hiện tình hình bệnh whitmore tại khu vực miền Trung diễn ra phức tạp. Số lượng bệnh nhân xét nghiệm dương tính với whitmore nhập viện tại BV Trung ương Huế tăng.
Cụ thể, từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11/2020, số lượt bệnh nhân mắc bệnh “vi khuẩn ăn t.hịt n.gười” nhập viện tại BV Trung ương Huế tăng đột biến với 30 ca, gồm Thừa Thiên Huế có 14 bệnh nhân, Quảng Trị 9 bệnh nhân, Quảng Bình 4 bệnh nhân…
Trước diễn biến phức tạp của bệnh “vi khuẩn ăn t.hịt n.gười”, sáng 25/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có công văn khẩn gửi các đơn vị y tế. Để chủ động phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ t.ử v.ong do bệnh whitmore, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị khẩn trương tập huấn, phổ biến hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh whitmore đã được Bộ Y tế ban hành tới toàn thể nhân viên y tế trong đơn vị.
Do bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng và khó chẩn đoán do đó khi có ca bệnh nghi ngờ cần tổ chức hội chẩn khoa, hội chẩn liên khoa, liên viện để kịp thời chẩn đoán và chỉ định xét nghiệm cho phù hợp.
Tăng cường truyền thông trong bệnh viện để người bệnh, người nhà người bệnh nắm được các biện pháp phòng chống bệnh.
Phòng chống bệnh “vi khuẩn ăn t.hịt n.gười” cách nào?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh Whitmore là một bệnh n.hiễm t.rùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra. Vi khuẩn sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể t.ử v.ong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch…
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Để chủ động phòng bênh Whitmore, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như sau:
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
– Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không g.iết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm c.hết.
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
– Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
– Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
– Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch … cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
– Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.
Bạch hầu bùng phát, Thứ trưởng Bộ Y tế: Đổ lỗi cho dân là chưa thỏa đáng
Dịch bệnh bùng phát không chỉ có trách nhiệm của cộng đồng mà của cả những đơn vị có trách nhiệm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm bệnh nhân bạch hầu ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên
Ngày 21/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm việc tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (BVĐK Tây Nguyên) ở tỉnh Đắk Lắk. “Dịch bệnh bùng phát không chỉ có trách nhiệm của cả cộng đồng mà của cả những đơn vị có trách nhiệm”, ông nói.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đ.ánh giá cao công tác phòng chống dịch bạch hầu của ngành y tế Đắk Lắk, trong đó có Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. “Chúng tôi nhận thấy dịch bạch hầu ở Tây Nguyên là mối quan ngại rất lớn, khi đ.ánh giá tỷ lệ miễn dịch rất thấp trong cộng đồng ở khu vực đang lây nhiễm. Trong đó có tâm lý không muốn chích ngừa từ người dân, hoặc từ cán bộ y tế”, ông Sơn nói.
Trước câu hỏi của phóng viên T.iền Phong, có phải “để dịch bạch hầu bùng phát, lỗi do người dân” (theo lời của ông Hà Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông), Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trả lời rằng, nói vậy là chưa thỏa đáng. “Dịch bệnh bùng phát không chỉ có trách nhiệm của cộng đồng mà của cả những đơn vị có trách nhiệm. Đặc biệt là ngành y tế, có vai trò đưa ra các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Còn trách nhiệm của ngành y tế tới mức nào cần đ.ánh giá lại. Qua công tác kiểm tra dịch bệnh, việc đầu tiên cần phải tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức về tiêm chủng. Muốn làm được điều này, cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp”, ông Sơn nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ rất quan tâm công tác phòng ngừa dịch bệnh bạch hầu ở các tỉnh Tây Nguyên. Bộ chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế… cử cán bộ tập huấn cho cán bộ y tế ở Tây Nguyên trong phòng chống dịch bệnh.
Dịch bạch hầu đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. “Thông qua báo cáo của anh em Sở Y tế Đắk Lắk, cho thấy đều có sự quan tâm của các cấp chính quyền. Với các điều kiện tổ chức, các phương pháp đã tổ chức, tôi tin chắc chắn việc khống chế và giảm bớt dịch bệnh trong thời gian tới có thể đạt được”, ông Sơn nói.
Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế có buổi làm việc với lãnh đạo các Sở Y tế Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông không đến dự. Đến nay, Tây Nguyên có 108 ca bạch hầu, trong đó Đắk Nông – 33, Đắk Lắk – 18, Kon Tum – 32 ca, Gia Lai – 25.