Kết hôn hơn 1 năm, chị H.A (30 t.uổi, ở Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ chưa một lần thoải mái khi quan hệ với chồng.
Tìm đến ThS-BS Phan Chí Thành, Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), chị H.A nói từ nhỏ được bố mẹ dạy ” t.ình d.ục là chuyện tồi tệ, không nên biết quá nhiều“.
Người phụ nữ vừa đón t.uổi 30 ở tháng trước cho hay chị không hề muốn gần gũi chồng, nghĩ đến thôi đã lo lắng, xấu hổ. Nhiều lần để chiều chồng, chị phải cắn răng chịu đựng, đếm từng phút để mong qua cuộc ái ân.
Khám và tư vấn cho chị H.A, bác sĩ Thành cho hay chị gặp phải tình trạng “ sexual repression” (ức chế t.ình d.ục), những người mắc tình trạng này có xu hướng không bộc lộ các khía cạnh t.ình d.ục của mình.
Sexual repression gây ra nhiều sợ hãi và căng thẳng khi quan hệ t.ình d.ục. (Ảnh minh họa)
“Họ nghĩ rằng hành động và mọi thứ liên quan t.ình d.ục là sai, thường thấy tội lỗi, xấu hổ”, bác sĩ Thành cho hay.
Dấu hiệu người “sợ yêu”
Theo bác sĩ, nhiều tài liệu khoa học đã chỉ ra một số cách để nhận biết một người đang mắc phải tình trạng này hay không.
Trước hết, họ khó chịu về các vấn đề t.ình d.ục. Trước hoặc khi đang ái ân, họ đều thấy lo lắng mà không giải thích được lý do. Vì thế, khoái cảm là điều khá xa lạ với họ.
Bản thân họ cũng cho rằng t.hủ d.âm, quan hệ t.ình d.ục là việc sai trái. Nếu có nhu cầu bản năng “gần gũi”, họ cũng thấy tội lỗi, chán nản với chính mình. Ngoài ra, không thiếu những trường hợp coi t.ình d.ục là “vùng cấm”, có thể do văn hoá…
“Ở Việt Nam, vẫn còn những trường hợp e ngại khi nói chuyện “người lớn” với trẻ nhỏ. Thậm chí, không ít phụ huynh áp đặt cho con trẻ rằng chuyện liên quan t.ình d.ục là đau đớn, tội lỗi; hoặc t.hủ d.âm, nghĩ đến t.ình d.ục là phạm tội”, bác sĩ Thành nêu thực tế và cho rằng, chính những quan niệm tiêu cực ấy khiến những đ.ứa t.rẻ đó ác cảm cực đoan với t.ình d.ục khi trưởng thành.
Một nhóm người cũng có thể gặp ác cảm về t.ình d.ục do từng chịu tổn thương, chấn thương t.ình d.ục (như bị c.ưỡng b.ức hay lạm dụng). Họ xem hành vi quan hệ t.ình d.ục hay nhẹ nhàng hơn là cử chỉ thân mật đều xấu xa và không phù hợp chuẩn mực đạo đức.
“Mỗi khi suy nghĩ đến chuyện quan hệ, ký ức đau thương có thể xuất hiện, để bảo vệ bản thân, họ phải tìm cách bài trừ suy nghĩ về t.ình d.ục”, bác sĩ Thành phân tích.
Phản ứng tiêu cực với t.ình d.ục có thể gây hại
Bác sĩ Thành cho hay thái độ, phản ứng tiêu cực về t.ình d.ục có thể gây hại tới cuộc sống, sức khoẻ. “Sexual repression gây ra nhiều sợ hãi và căng thẳng khi quan hệ t.ình d.ục, đặc biệt là lần đầu tiên. Với phụ nữ, căng thẳng có thể biểu hiện như co thắt ‘cô bé’ tạo thành ‘bức tường’ do lo sợ bị xâm nhập”, bác sĩ Thành nói.
Khi “cô bé” không phối hợp, chị em khó tránh được cảm giác đau đớn, bị thương, thậm chí ảnh hưởng tâm lý.
Với những người mắc sexual repression, dù rất thích đối phương nhưng chứng bệnh khiến họ xấu hổ khi nhận thấy cơ thể bị kích thích t.ình d.ục. Về lâu dài, chị em sẽ mang tâm trạng lo âu, bất an, mất hứng thú với chăn gối.
Thực tế trong quá trình tư vấn, khám chữa bệnh, bác sĩ Thành nhận thấy có những trường hợp do khi nhỏ được giáo dục về t.ình d.ục theo hướng cực đoan nên sợ hãi, chán ghét nhưng khi được tiếp xúc với môi trường cởi mở, phóng khoáng, họ lại thay đổi hoàn toàn như để giải toả quá khứ hà khắc bằng việc có nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn.
Bác sĩ Thành khuyến cáo, t.ình d.ục là chuyện 2 người, giao tiếp rất quan trọng nên cần sự trao đổi thẳng thắn, bày tỏ suy nghĩ của bản thân. Nếu một người gặp các triệu chứng “sợ yêu” này, nên tìm đến các chuyên gia y học t.ình d.ục để được xác định nguyên nhân và hướng điều trị.
Ngoài ra, tư duy và phương pháp giáo dục y học giới tính, t.ình d.ục cho thế hệ trẻ cũng cần thay đổi, t.ình d.ục cần được đ.ánh giá theo hướng khách quan, công bằng thay vì đó là “vùng cấm” và tiêu cực.
WHO: Đậu mùa khỉ đã lây lan âm thầm một thời gian
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo khả năng đậu mùa khỉ đã lây lan âm thầm “trong một thời gian” ở các nước mà căn bệnh này không phải là bệnh đặc hữu. Anh cho biết đậu mùa khỉ dường như lây từ người sang người ở xứ England.
Anh đề nghị tiêm vắc xin đậu mùa cho những người tiếp xúc với các ca bệnh hoặc nghi mắc bệnh – Ảnh: REUTERS
Ngày 1-6, WHO cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ nhiều khả năng đã lây lan trong một thời gian mà không bị phát hiện, viện dẫn hàng trăm ca bệnh ở nhiều nước bên ngoài châu Phi.
“Các cuộc điều tra đang diễn ra, song việc xuất hiện đậu mùa khỉ tại nhiều quốc gia cùng lúc cho thấy sự lây nhiễm không bị phát hiện đã diễn ra một thời gian”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, cho biết.
Theo WHO, kể từ khi Anh ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên hôm 7-5, đến nay đã có hơn 550 ca bệnh được báo cáo tại 30 quốc gia bên ngoài các nước thuộc Tây và Trung Phi, nơi đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu.
Bà Rosamund Lewis, chuyên gia đậu mùa khỉ của WHO, cho biết sự xuất hiện của nhiều ca bệnh trên khắp châu Âu và các quốc gia khác chưa từng xuất hiện căn bệnh trước đây “rõ ràng gây lo ngại, và cho thấy việc lây nhiễm không bị phát hiện đã diễn ra một thời gian”.
“Chúng tôi không biết liệu điều đó đã xảy ra hằng tuần, hằng tháng hay có thể là vài năm. Chúng tôi thật sự không biết liệu đã quá trễ để kiểm soát căn bệnh này hay không”, bà Lewis nói.
Đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc gần. Cho đến nay, hầu hết các ca bệnh được ghi nhận ở những người đàn ông có quan hệ với người đồng giới, mặc dù các chuyên gia nhấn mạnh rằng không có bằng chứng cho thấy đậu mùa khỉ lây qua đường t.ình d.ục, theo Hãng tin AFP.
“Bất cứ ai cũng có thể mắc đậu mùa khỉ nếu họ tiếp xúc gần với người bệnh”, ông Tedros nói. Tổng giám đốc WHO kêu gọi các nước tăng cường giám sát tình hình đậu mùa khỉ.
Cùng ngày, Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA) cho biết đậu mùa khỉ dường như đã lây lan trong cộng đồng ở xứ England, Hãng tin Reuters đưa tin.
“Đợt bùng phát hiện nay là lần đầu tiên virus lây truyền từ người sang người tại xứ England – nơi các ca bệnh chưa xác định được là có liên quan đến việc đi đến một nước mà bệnh được coi là đặc hữu hay không”, UKHSA nói.
Theo cơ quan này, phần lớn các ca bệnh (132 ca) là ở thủ đô London, trong đó 111 ca bệnh là người đồng tính nam, song tính hoặc là nam giới có quan hệ t.ình d.ục với một nam giới khác. Chỉ có 2 ca bệnh là phụ nữ.