Bé 17 tháng bị bỏng nước sôi nhưng gia đình không đưa tới bệnh viện mà tự điều trị tại nhà bằng thuốc nam.
Bài Viết Liên Quan
- Điểm danh một số sai lầm khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa
- Tại sao căng thẳng khiến bạn béo hơn?
- Người phụ nữ được chẩn đoán ung thư phổi do không mang vật dụng này theo khi ra đường, bác sĩ nhắc nhở việc mà ai cũng nên làm
Ngày 23-11, thông tin từ Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện (BV) Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) cho biết nơi đây vừa tiếp nhận b.é t.rai 17 tháng t.uổi bị n.hiễm t.rùng nặng hai chân.
Bệnh nhi được người nhà đưa đến viện trong tình trạng quấy khóc, vùng bỏng 2 bàn chân sưng nề chảy dịch đục, trợt da, nhựa lá cây dính bết vào vết bỏng, hai bàn chân n.hiễm t.rùng nặng, cử động cổ chân hạn chế.
Người nhà bệnh nhi cho biết cách đây 1 tuần bé không may bị bỏng nước sôi và được đắp thuốc nam tại nhà. Tuy nhiên, sau 6 ngày đắp thuốc, vết thương không đỡ, bé quấy khóc, sốt, bỏ ăn, vết bỏng chảy dịch, bàn chân sưng nề, nóng… nên được gia đình đưa tới BV.
Tại BV, bệnh nhi được sát khuẩn chuyển phẫu thuật làm sạch vết thương, dùng thuốc giảm đau, chống sốc với chẩn đoán bỏng mức độ II, III. Nguyên nhân làm cho tình trạng trở nặng hơn là do không được điều trị đúng cách khiến bệnh nhi bị n.hiễm t.rùng.
Theo các bác sĩ, với các trường hợp trẻ bị bỏng trước hết cần cách ly trẻ xa tác nhân gây bỏng, băng nhẹ hoặc che phủ vết thương bằng gạc, vải sạch rồi nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không tin vào các biện pháp như bôi kem đ.ánh răng, đắp thuốc nam, đắp các loại lá…
Bé 2 t.uổi bỏng nặng do nghịch nước sôi nấu mì tôm
B.é t.rai nhập viện trong tình trạng bỏng nặng vùng ngực, bụng, cánh tay và bong tróc da toàn thân sau khi đổ tô mì tôm lên người.
Tối 14/5, BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết các bác sĩ vừa điều trị cho bệnh nhi 2 t.uổi, ở Long An, bị bỏng nặng.
Gia đình bệnh nhi cho biết trước đó, bé bị bỏng nước sôi nấu mì tôm do đùa nghịch cùng anh trai. Gia đình đã đưa bé đi nhiều nơi thăm khám nhưng không được nhập viện.
Khi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tình trạng bỏng của bé đã ở độ 2-3, toàn thân đau rát. Vết bỏng lan rộng ở vùng ngực, bụng bên bên trái, lan khắp đùi trái, bóng nước to rộng, bong tróc da, mủ vàng trên bề mặt. Bỏng vùng bẹn rộp bóng nước, vùng đầu cổ trái bong tróc da, diện tích bỏng hơn 20%.
B.é t.rai bỏng nặng khắp vùng ngực do đùa nghịch nước sôi. Ảnh: BSCC.
Theo bác sĩ Vũ, ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, ê-kíp thủ thuật lập tức xử trí vết bỏng, tiến hành cắt lọc, loại bỏ dị vật vảy da, vảy tiết trên cơ thể. Bé được băng lại toàn bộ diện bỏng, rửa sạch mô c.hết và n.hiễm t.rùng, bù mất nước và giảm đau tích cực.
Sau một tuần điều trị tại khoa Ngoại tổng hợp, bệnh nhi được xuất viện, diện tích bỏng đã lành hơn 80%. Các bác sĩ cũng hướng dẫn người nhà tích cực tập vật lý trị liệu cho bé do các khớp tay, khuỷu tay, nách của bé có dấu hiệu co rút gân, nguy cơ yếu liệt.
Bác sĩ Vũ cho biết bỏng nước sôi là một hình thức bỏng nhiệt, gây đau rát và để lại những tổn thương đau đớn, tỷ lệ t.ử v.ong rất cao. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, vết bỏng có thể bị n.hiễm t.rùng, dẫn đến t.ử v.ong.
Phụ huynh phải tuyệt đối thận trọng khi chăm sóc trẻ, không treo hoặc để bất kỳ vật dụng nào phía trên vị trí đặt nôi hoặc giường bé nằm, không để phích nước sôi, ổ cắm điện trong tầm tay của trẻ.
Với những bé đã biết đi, không cho bé xuống khu vực bếp vì lửa và thức ăn nóng luôn là hiểm họa khó lường đối với trẻ.
Khi trẻ không may bị bỏng, người lớn cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay vòi nước để rửa, không dùng nước đá hoặc nước lạnh. Điều này sẽ làm cho da đỡ nóng, bớt bị mất nước và giảm đau, giảm diện tích da bị tổn thương.
Sau đó, cha mẹ đưa các bé đến khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ đ.ánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp.