Tôi mang thai ở tuần thứ 32, sức khoẻ tương đối ổn định. Tuy nhiên mấy hôm trước tôi đi khám thấy bác sĩ nói tôi có biểu hiện của bệnh tăng huyết áp khiến tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân và cách xử trí.
Trần Thanh Hà (Hải Dương)
Bài Viết Liên Quan
- Trẻ nhỏ thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?
- Cẩm nang du lịch an toàn dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
- Ăn chất xơ như thế nào để giảm cholesterol tăng cao?
Ảnh minh họa
Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng, trong đó t.iền sản giật là nguy hiểm nhất, thậm chí gây t.ử v.ong cho mẹ và con.
THA hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến THA như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý…
Bên cạnh đó, t.uổi của sản phụ cao (trên 35 t.uổi); dòng họ có người bị bệnh; chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu m.áu trầm trọng; thai đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường… Ngoài ra, một số bệnh lý mắc phải có thể làm THA ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường…
Nếu phát hiện bị THA khi mang thai phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây THA. Phòng bệnh THA tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên lúc mang thai. THA trong thời kì mang thai là báo động một thai kỳ nguy cơ. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu có tình trạng THA xảy ra phải được sự can thiệp tốt nhất của bác sĩ nhằm mang lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.
Tăng huyết áp khi mang thai liên quan đến chứng “bốc hỏa” t.uổi mãn kinh
Những phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai có nguy cơ cao trải qua những triệu chứng mãn kinh khó chịu như “bốc hỏa”, nóng bừng và đổ mồ hôi đêm.
ây là phát hiện của các bác sĩ tại Bệnh viện Mayo (Mỹ), sau khi xem xét hồ sơ y tế của gần 2.700 phụ nữ từ 40-65 t.uổi từng đến đây khám sức khỏe giai đoạn 2015-2019.
Ngoài bản tự khai về các triệu chứng mãn kinh và đ.ánh giá ảnh hưởng của chúng đến chất lượng sống, những người tham gia còn ghi chú các vấn đề bất thường trong các lần mang thai của họ, bao gồm t.iền sản giật hoặc tăng huyết áp. Kết quả, nhóm người có t.iền sử cao huyết áp trong thai kỳ đã trải qua các triệu chứng mãn kinh nhiều hơn so với nhóm không bị tăng huyết áp lúc mang thai.
Ngoài ra, người bị cao huyết áp trong thai kỳ và có dùng liệu pháp hoóc-môn cũng có triệu chứng mãn kinh nặng hơn so với người có huyết áp bình thường khi mang thai.
Theo tác giả chính – Tiến sĩ Stephanie Faubion, nghiên cứu này chứng tỏ những phụ nữ từng bị tăng huyết áp lúc mang thai cần tăng cường giám sát sức khỏe, bao gồm kiểm soát cân nặng, ăn uống lành mạnh và vận động nhiều hơn. Việc này không chỉ giảm triệu chứng mãn kinh mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau. Các nghiên cứu trước đó cho thấy huyết áp cao lúc mang thai và các triệu chứng khó chịu khi mãn kinh đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.