Nhiều bệnh nhân được phát hiện bị nấm họng khi thấy ngứa họng và ho kéo dài, hoặc cảm giác họng vướng vướng, lần sần khi đá lưỡi vào vòm họng. Đáng chú ý, gần đây xuất hiện nhiều hơn các ca nấm họng có liên quan đến hành vi t.ình d.ục.
Để phòng nguy cơ mắc nấm họng, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kỹ càng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nấm có thể lan rộng
Thông thường, nấm chung sống hòa bình trên niêm mạc của miệng, họng, ruột, đường s.inh d.ục mà không gây hại gì (9 – 25% là nấm Candida albicans).
Bệnh nấm họng xuất hiện khi tình trạng niêm mạc họng suy giảm sức đề kháng (đái tháo đường, ung thư, lao, HIV, sử dụng corticoid kéo dài). Nếu không được điều trị kịp thời, nấm họng có thể lan xuống gây nấm thanh quản (bộ phận phát âm), phổi, thực quản, dạ dày, ruột…
Qua gương soi bạn có thể thấy họng có những đám giả mạc trắng và có cảm giác ngứa họng, vướng họng, ho kéo dài không khỏi, trong khi bạn cũng đã uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, ngậm rồi súc họng… mà thấy không cải thiện gì.
Hầu hết bệnh nhân (BN) bị nấm họng đều đến khám trong tình trạng: cảm giác ngứa như kiến bò trong họng; mất vị giác; đau miệng, họng khi ăn hoặc nuốt chỉ xuất hiện khi có bội nhiễm hoặc có hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản; khóe môi, niêm mạc miệng họng và tổ chức lưỡi có thể nứt, đỏ ở các nếp gấp tự nhiên.
Chẩn đoán xác định, phân biệt
Khi khám, bác sĩ sẽ lấy những mảnh giả mạc soi tươi và nuôi cấy để xác định vi nấm gây bệnh.
Khối u: Nấm họng cần phân biệt với khối u vì lớp giả mạc hoại tử ở trung tâm khối u trông có thể giống nấm hoặc có bội nhiễm nấm. Tuy nhiên với trường hợp này, BN sẽ đau nhiều hơn ngứa, các tổ chức xung quanh vùng bám của giả mạc không có ranh giới, thường có biểu hiện lần sần của thâm nhiễm tổ chức. Cách phân biệt chính xác tuyệt đối là bấm sinh thiết xác định tổn thương.
Lao họng: Tại họng cũng có nhiều giả mạc trắng bẩn, niêm mạc bợt giống nấm, dễ chẩn đoán nhầm; tuy nhiên, quan sát kỹ sẽ thấy niêm mạc còn có thêm dấu hiệu nề sũng. Ngoài ra, người bị lao họng thường kèm theo sốt về chiều, gầy sút, chán ăn. Cần chụp phổi tìm tổn thương lao phối hợp và làm xét nghiệm mô bệnh học tổ chức nghi ngờ sẽ thấy tế bào lao.
Viêm họng nhiễm khuẩn: Họng của BN có giả mạc bẩn, có thể trắng hoặc vàng đục. Niêm mạc ở dưới thường sung huyết, kèm theo sốt và đau. Lấy giả mạc soi tươi sẽ thấy vi khuẩn.
Nấm họng miệng – thanh quản thường có thể đi kèm lao phổi, thanh quản…, vì thế cần kiểm tra phổi ở những BN này.
Ai dễ mắc nấm họng?
Nấm họng ít gặp ở người lớn khỏe mạnh mà thường thấy ở trẻ dưới 3 tháng t.uổi; người có bệnh nền, có suy giảm miễn dịch do: đái tháo đường, ung thư, HIV/AIDS; người sử dụng kháng sinh hoặc corticoid, bao gồm cả corticoid đường xịt trong bệnh hen phế quản; uống thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng hoặc bị bệnh lý gây khô miệng; hút t.huốc l.á; đeo răng giả, niềng răng…
Để phòng, kiểm soát nguy cơ mắc nấm họng: Cần thực hiện vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày: trước khi đi ngủ và sau khi ăn sáng; nếu dùng răng giả thì cần vệ sinh thật sạch sau khi sử dụng; súc họng sau khi sử dụng thuốc dự phòng hen có chứa thành phần corticoid. Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng; hạn chế thức ăn chứa nhiều đường; hạn chế hoặc không hút t.huốc l.á; siêng năng vận động thể chất. Quan hệ t.ình d.ục an toàn.
Ngoài ra, ở người trưởng thành, một nguyên nhân gần đây hay gặp gây nấm họng là sinh hoạt t.ình d.ục bằng miệng.
Nấm họng mức độ nhẹ – vừa: BN được chỉ định dùng thuốc chống nấm tại chỗ.
Nấm họng mức độ nặng hoặc nấm thực quản: BN được chỉ định thuốc chống nấm đường uống hoặc đường tiêm.
Nấm họng lan xuống thanh quản gây nấm thanh quản: BN được chỉ định nhỏ thuốc thanh quản có chứa thuốc chống nấm.
Quá trình điều trị cần tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Video từ kính hiển vi cho thấy vi khuẩn chạy trốn bạch cầu trung tính
Video do ông David Roger, Đại học Vanderbilt, Mỹ quay vào những năm 50. Video cho thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus đang cố gắng trốn chạy khỏi bạch cầu trung tính.
Vi khuẩn tụ cầu
Vi khuẩn chính là một trong những tác nhân chủ yếu gây ra các bệnh n.hiễm t.rùng ở người. Trong số đó, phổ biến nhất phải kể đến vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus).
Vi khuẩn ở trong video là loại vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), thường ký sinh ở da và mũi họng. Chúng gây bệnh cho những người bị suy giảm sức đề kháng.
Thông thường, các vi khuẩn tụ cầu này vẫn có mặt ở cơ thể người (chủ yếu trên da) nhưng không gây bệnh hoặc chỉ gây n.hiễm t.rùng da nhẹ. Tuy nhiên, khi các vi khuẩn tụ cầu xâm nhập sâu hơn vào m.áu, khớp, phổi hay tim thì có thể dẫn đến tình trạng n.hiễm t.rùng nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Video dưới đây cho thấy vi khuẩn tụ cầu vàng đang tìm cách trốn tránh sự truy đuổi của các bạch cầu trung tính.
(nguồn: David Roger, Đại học Vanderbilt)