Tiểu Trần (25 t.uổi, Chiết Giang, Trung Quốc) đau bụng kinh trong 8 năm, cứ nghĩ đó chỉ là triệu chứng đau bụng kinh bình thường nên chủ quan không đi khám.
Cho đến khi khám tổng thể trước khi cưới, cô mới phát hiện ra mình có khối u nang dạng lạc nội mạc tử cung.
Đau bụng là triệu chứng bình thường mỗi lần con gái đến kỳ k.inh n.guyệt. Trước tình trạng này, hầu hết mọi người sẽ lựa chọn cách chịu đựng vì nghĩ sau khi sinh con triệu chứng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, cần phải biết rằng, cơn đau bụng kinh cũng là triệu chứng báo hiệu bệnh lý.
Tiểu Trần, 25 t.uổi thường xuyên có những cơn đau bụng kinh trong vòng 8 năm. Cô bắt đầu từ cảm giác hơi đau, chướng bụng đến đau dữ dội, thậm chí nôn mửa, tiêu chảy và gần như ngất xỉu. Những lúc đó, Tiểu Trần sẽ uống một viên thuốc giảm đau.
Bài Viết Liên Quan
- Bệnh dại trên người tăng đột biến
- Giơ hai tay cùng lúc lên cao – mẹo kiểm tra nguy cơ đột quỵ
- Sức khỏe các học sinh trong vụ ngộ độc tập thể ở Lào Cai tiến triển tốt
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, càng về sau, chứng đau bụng kinh của Tiểu Trần ngày càng trầm trọng hơn. Nhưng gia đình cũng chỉ coi đó là triệu chứng con gái vào kỳ k.inh n.guyệt sẽ mắc phải nên cũng không quan tâm và không đến bệnh viện khám.
Vào mùa thu năm nay, Tiểu Trần và bạn trai kết hôn. Trước khi kết hôn, họ đã đi khám tổng thể sức khỏe. Kết quả khám bệnh khiến Tiểu Trần thực sự hoảng hốt và buồn bã vì bác sĩ phát hiện cô có một khối u nang to 10cm.
Ảnh: BV ĐKQT Vinmec
Đây là u nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung. “Nói một cách đơn giản, nó có nghĩa là nội mạc của tử cung ‘chạy đến’ buồng trứng và tạo thành u nang, do chất lỏng trong u nang có màu như socola, nên có thể gọi là u nang socola”, bác sĩ tham gia điều trị Trang Hiệp Yến giải thích.
Vì khối u quá lớn nên sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Sau khi trao đổi kỹ với gia đình, các bác sĩ quyết định phẫu thuật ngay lập tức.
Đau bụng kinh cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Bác sĩ Trang chia sẻ còn chia sẻ thêm về vấn đề đau bụng kinh. Đau bụng kinh chia ra làm nguyên phát và thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát chủ yếu xảy ra ở những người bị đau bụng kinh khi bắt đầu hành kinh và chủ yếu ở phụ nữ chưa mang thai. Trong suốt giai đoạn hành kinh, tử cung của người phụ nữ sẽ co bóp thường xuyên để tống hết các phần tử niêm mạc tử cung đã b.ị h.oại t.ử ra bên ngoài, tạo ra m.áu k.inh n.guyệt. Đau bụng kinh nguyên phát thường sẽ cải thiện hơn khi phụ nữ lớn t.uổi, nhất là sau khi có con.
Đau bụng kinh thứ phát ít gặp hơn, gây ra bởi một bệnh lý nào đó, trong đó có lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu… Đau bụng kinh thứ phát có thể đi kèm các triệu chứng như: k.inh n.guyệt không đều, ra m.áu bất thường giữa các lần hành kinh, đau dữ dội khi quan hệ, khí hư ra nhiều hoặc có mùi hôi.
Ngoài ra, bác sĩ cũng nhắc nhở đa số các bạn nữ nếu cơn đau kéo dài vài ngày hay vài tháng thì đừng tự ý uống thuốc giảm đau. Nó có thể giúp làm giảm cơn đau tạm thời nhưng không điều trị được tận gốc. Muốn biết gốc rễ cơn đau bụng kinh thì phải đi khám phụ khoa, siêu âm B…
3 loại nước ép giúp giảm đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”
Với nhiều chị em, những ngày “đèn đỏ” là cực hình bởi những cơn đau và cảm giác bức bách, khó chịu. Hãy thử dùng ngay 3 loại nước ép này, cơn đau bụng sẽ giảm dần.
Phụ nữ từ khi dậy thì tới lúc mãn kinh, mỗi tháng đều có ít nhất 3 ngày “mất máu”, nhiều hơn thì tới cả tuần. Những ngày này, họ trở nên đặc biệt khó tính, dễ cáu gắt và bực bội vì những nỗi khổ phải chịu như đau lưng, căng tức ngực, chướng bụng… thậm chí nhiều người còn đau bụng tới toát mồ hôi lạnh, chỉ có thể nằm bẹp một chỗ.
Nguyên nhân của những cơn đau bụng dưới quằn quại này là vì cơ thể tiết ra nhiều hoocmon Prostaglandin hơn, giúp tử cung co bóp nhiều hơn, đẩy m.áu độc ra ngoài. Khi niêm mạc tử cung bong ra hết sau vài ngày, lượng hoocmon này cũng giảm dần và cơn đau bụng (thậm chí cả tình trạng buồn nôn) cũng giảm hẳn.
Ảnh: Internet
Với một số người, trừ việc “mất máu” ra họ không hề có thêm biểu hiện gì, tâm trạng cũng rất thoải mái. Thế nhưng với nhiều người, những ngày này lại là cực hình bởi những cơn đau và cảm giác bức bách, khó chịu. Hãy thử dùng ngay 3 loại nước ép này nhé:
1. Nước ép củ dền
Củ dền chứa nhiều sắt và các loại vitamin, khoáng chất tốt khác, giúp bổ m.áu do hỗ trợ sản xuất thêm hồng cầu, duy trì khả năng hấp thụ oxy của các tế bào. Từ đó giúp chị em phụ nữ giảm đau nhức vùng bụng, hông hơn trong kỳ k.inh n.guyệt.
Ảnh: Internet
Cách làm:
Mỗi 400-500gr củ dền cho khoảng 300ml nước ép, tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể mua lượng củ dền tương ứng. Củ dền mua về rửa sạch, bỏ cuống, nạo vỏ và bổ miếng to vừa phải cho vào máy ép lấy nước. Nếu dùng máy xay sinh tố thì nên cắt càng nhỏ càng tốt để tránh làm hỏng lưỡi dao (cho thêm nước lọc để xay nhuyễn và lấy rây lọc bỏ bã). Trong củ dền có vị ngọt tự nhiên của rau củ nhưng nếu bạn muốn ngọt hơn có thể cho thêm chút đường đỏ vào.
Ảnh: Internet
2. Nước ép cam – cà rốt
Cà rốt rất giàu sắt, beta-carotene, là những chất giúp hoạt động co thắt tử cung diễn ra nhẹ nhàng hơn, từ đó xoa dịu và làm giảm các cơn đau bụng dưới. Ngoài ra, beta-carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp hạn chế tình trạng rong kinh. Cam chứa nhiều vitamin C,D, magie, kali… những chất giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể, khiến bạn đỡ mệt mỏi hơn và giảm các triệu chứng chuột rút vùng bụng dưới.
Ảnh: Internet
Khi kết hợp cam với cà rốt, chúng ta sẽ có ly nước “thần” giúp đẩy lùi cơn đau lẫn cảm giác bức bối, khó chịu trong người.
Cách làm:
2 quả cam vàng và 2 củ cà rốt, rửa sạch, nạo vỏ và cắt miếng nhỏ, cho vào máy ép lấy nước. Nếu không có máy ép, bạn cần cắt nhỏ cà rốt hơn, cho thêm nước vào xay nhuyễn và lọc qua rây. Cam cắt đôi, vắt nước vào cốc nước cà rốt hòa đều là được.
Ảnh: Internet
3. Nước ép dứa – cần tây
Trong dứa có chứa enzyme Bromelain, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, nhuận tràng hơn. Đồng thời, ăn dứa vào kỳ k.inh n.guyệt cũng làm ngày “đèn đỏ” nhanh kết thúc hơn do loại enzyme này giúp làm mềm niêm mạc tử cung, khiến chúng dễ dàng bong ra hơn. Cần tây chứa lượng lớn Trytophan, một hoạt chất giúp giải phóng serotonin, giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu và giúp giấc ngủ ngon hơn, cũng giúp làn da mịn màng, đẹp hơn.
Ảnh: Internet
Cách làm:
Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, thái miếng nhỏ. Cần tây rửa sạch, thái khúc khoảng 5cm, cho vào máy ép lấy nước. Nếu dùng máy xay cũng nhớ hãy cắt nhỏ cả hai loại và cho thêm nước trong quá trình xay và lọc bã bằng rây.
Để phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên duy trì uống các loại nước ép này trước kỳ kinh khoảng 1-2 ngày và uống duy trì trong kỳ cho tới ngày hết k.inh n.guyệt. Ngoài ra, để giảm cơn đau bụng kinh cấp tốc mà không cần dùng thuốc giảm đau, hãy đun chút gừng thái lát với vài quả táo đỏ khô và chút đường đỏ để lấy nước ấm uống nhé.
Ảnh: Internet
Trong kỳ k.inh n.guyệt cũng hãy chú ý ít tiếp xúc với nước lạnh, uống nhiều nước ấm và luôn chú ý 4 tiếng vệ sinh 1 lần để đảm bảo sự khô thoáng, tránh ẩm ướt vừa tăng cảm giác khó chịu, vừa tạo điều kiện cho các vi khuẩn không tốt phát triển./.