Thực tế, một số trẻ thấp lùn không phải do di truyền mà do trẻ phát triển muộn.
Con khỏe mạnh và có chiều cao vượt trội gần như là mơ ước của tất cả các bậc phụ huynh. Nhưng trên thực tế, chiều cao luôn là mối lo lắng của không ít cha mẹ.
Cha mẹ sẽ không nhận ra sự thấp còi của con cho đến khi trẻ tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa ở trường học. Ví dụ như nhiều bố mẹ đã giật mình vì sự khác biệt chiều cao, trong khi con mình chỉ cao 1m5 và thường xuyên bị xếp ở đầu hàng, những đ.ứa t.rẻ khác đã chạm tới 1m6 hay thậm chí 1m7.
Có nhiều yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ, trong đó có di truyền. Nghiên cứu chỉ ra rằng 35% yếu tố quyết định chiều cao đến từ bố và 35% yếu tố đến từ mẹ, 30% còn lại là do các yếu tố bên ngoài.
Thế nhưng 30% này vô cùng quan trọng bởi nhiều đ.ứa t.rẻ thấp lùn không phải do gen mà do phát triển muộn.
Trong hoàn cảnh bình thường, trẻ sẽ thừa hưởng chiều cao của người cao nhất trong gia đình, nhưng không thể coi thường tác động của cuộc sống đến chiều cao. Vì chiều cao chủ yếu dựa vào di truyền, nhưng một số bố mẹ có chiều cao tốt và gen di truyền của gia đình đều bình thường, vậy tại sao trẻ vẫn không theo kịp bạn bè cùng trang lứa? Thực tế, một số trẻ thấp lùn không phải do di truyền mà do trẻ phát triển muộn.
Vậy làm thế nào để có thể biết được trẻ phát triển bình thường hay chậm phát triển? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề chậm phát triển ở trẻ.
Cách nhận biết trẻ phát triển muộn
Trẻ phát triển muộn thường có một số đặc điểm chung, bố mẹ có thể dùng 4 phương pháp sau đây để dự đoán.
Thời trẻ bố mẹ cũng chậm phát triển
Nếu một trong hai bố mẹ cũng thuộc “tuýp người chậm lớn” khi còn trẻ, thì con cái của họ cũng có khả năng cao là phát triển muộn. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể yên tâm, khi đến giai đoạn dậy thì con sẽ phát triển bình thường như các bạn.
Gương mặt
Gương mặt của một người phản ánh nội tâm của họ. Mặc dù độ t.uổi bằng những đ.ứa t.rẻ khác nhưng sự trưởng thành về thể chất và tinh thần của trẻ chưa chắc đã bằng các bạn. Vậy nên chỉ cần nhìn mặt cũng có thể biết những đ.ứa t.rẻ phát triển muộn sẽ trông nhỏ và non nớt hơn.
Nhiều bố mẹ không nhận ra sự chậm phát triển của trẻ, cho đến khi con tiếp xúc với bạn bè.
Đặc điểm phát triển của t.uổi dậy thì
Mặc dù đã đến thời điểm dậy thì nhưng trẻ vẫn chưa có những dấu hiệu thường thấy như: con trai có trái cổ, thay đổi giọng nói, con gái đau bụng kinh hoặc phát triển ngực. Điều đó có nghĩa trẻ vẫn chưa phát triển.
T.uổi xương
Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra t.uổi xương một cách đúng đắn nhất, t.uổi xương của đ.ứa t.rẻ có giống với t.uổi thật hay không có thể biết được sau khi kiểm tra. Trong trường hợp bình thường, sự chênh lệch giữa t.uổi xương và t.uổi thực không quá 2 t.uổi, nếu không nằm trong khoảng này thì trẻ có nguy cơ bị “lùn”.
Cách giúp trẻ cao lớn một cách khoa học
Để giúp trẻ phát triển đúng với từng độ t.uổi, bố mẹ nên xây dựng cho con thói quen ngủ sớm, chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao… Mặc dù hầu hết bố mẹ đều biết những điều này, nhưng không phải ai cũng áp dụng đúng cách và phát huy hiệu quả.
Xây dựng thói quen ngủ sớm
Vì hormone tăng trưởng của trẻ chủ yếu được tiết ra khi ngủ đêm nên trẻ phải hình thành thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm để đảm bảo ngủ đủ giấc, đây là điều kiện quan trọng nhất để tăng trưởng chiều cao.
Bố mẹ nên nắm bắt thời kỳ vàng để giúp con phát triển chiều cao toàn diện.
Chế độ ăn cân bằng và toàn diện
Dinh dưỡng là nền tảng của sự tăng trưởng và phát triển thể chất của trẻ. Thiếu bất kỳ loại nguyên tố dinh dưỡng nào cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng. Vì vậy, cần quan tâm đến việc đa dạng hóa khẩu phần ăn của trẻ và có những công thức nấu ăn khoa học, hợp lý để trẻ ăn ngon miệng hơn.
Tập thể dục nhiều hơn và tập thường xuyên
Tập thể dục có thể tăng cường quá trình trao đổi chất của trẻ, đẩy nhanh quá trình lưu thông m.áu, thúc đẩy quá trình tiết hormone tăng trưởng và đẩy nhanh sự phát triển của xương. Vì vậy, hãy thường xuyên cho trẻ tập một số bài tập phù hợp để tăng chiều cao như nhảy dây, nhảy cao, bóng rổ, cầu lông,…
Nắm bắt thời kỳ vàng phát triển của trẻ
Mỗi độ xuân về vạn vật sinh sôi nảy nở cũng là thời điểm hormone tăng trưởng của trẻ tiết ra nhiều nhất, bố mẹ đừng bỏ lỡ “thời kỳ vàng” tăng trưởng này.
Thứ hai, “thời kỳ đỉnh cao” phát triển của trẻ là từ 12-14 chỉ có một lần trong đời, bố mẹ cũng nên nắm bắt cơ hội để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu thông qua nhiều phương pháp khác nhau.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng là cách giúp con tăng trưởng tốt.
Sợ con bị lùn, cho uống canxi có cao lên không? Cần làm gì để trẻ tăng chiều cao tối ưu?
Đây là những điều bạn cần biết về sự phát triển chiều cao ở trẻ và những điều cha mẹ cần làm để hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao tối ưu.
Bài viết này của Bác sĩ Tiểu Bạch, chuyên gia Nhi khoa đăng trên Kênh Nhi khoa Y tế (Meidical Community Pediatrics Channel) bàn về sự tăng trưởng chiều cao của trẻ và những yếu tố liên quan đến canxi. Chúng ta cùng tìm hiểu.
* Phần chuyên môn sâu liên quan trong bài viết này dành cho người có kiến thức chuyên khoa tham khảo.
1, Trẻ thấp lùn, không chỉ là do thiếu canxi và suy dinh dưỡng
Cách đây ít lâu, một người bạn hỏi: “Cháu nhà tôi thấp hơn nửa vòng đầu so với những đ.ứa t.rẻ cùng t.uổi. Bây giờ đang là t.uổi ăn t.uổi lớn của cháu, liệu bổ sung canxi cho cháu có hiệu quả không?”
Tôi nói: “Hãy đưa con bạn đi khám để đ.ánh giá, xem có cần các xét nghiệm liên quan khác không.” Một lúc lâu sau, bạn tôi mới trả lời: “Được.”
Hôm nay có một người khác lại bạn than thở với tôi, vì chiều cao của tôi không được lý tưởng nên những ngày tháng trước đây cứ mù quáng đ.âm đầu vào tường, bây giờ nhìn lại năm đó, tôi hối hận vì đã không ăn nhiều thịt, trứng, sữa, nếu được ăn ngon và bổ dưỡng thì tôi có thể có một bước nhảy vọt về chiều cao rồi.
Như vậy, thấp bé có phải thực sự liên quan đến việc thiếu canxi hay suy dinh dưỡng? Hãy cùng nhau nhìn lại những điều này.
Đặc điểm tăng trưởng chiều cao của trẻ
T.rẻ e.m có hai đỉnh cao tăng trưởng, đó là giai đoạn sơ sinh và t.uổi vị thành niên. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có chiều dài lúc mới sinh là 50cm, và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm đầu tiên, chiều dài tăng trưởng trong 3 tháng đầu bằng chiều dài tăng trưởng của 9 tháng tiếp theo, và chiều dài cơ thể khoảng 75cm lúc 1 t.uổi.
Trong năm thứ hai, tốc độ phát triển chiều dài cơ thể chậm lại, khoảng 10cm, tức là lúc hai t.uổi chiều dài cơ thể khoảng 85cm, và chiều dài cơ thể tăng thêm 5 – 7cm mỗi năm sau khi 2 t.uổi. Dưới phạm vi này, được xem là trẻ có tốc độ tăng trưởng hơi chậm.
2, Tầm vóc chiều cao bao nhiêu được coi là thấp lùn?
Tầm vóc thấp có nghĩa là so với trẻ bình thường cùng độ t.uổi và giới tính trên cùng khu vực có chiều cao thấp hơn 2SD (độ lệch chuẩn) của chiều cao bình thường hoặc thấp hơn phân vị thứ 3 của đường cong tăng trưởng của trẻ bình thường. (Tham khảo bảng dưới đây).
Giá trị tiêu chuẩn của chiều cao (chiều dài) đối với b.é t.rai dưới 7 t.uổi (cm).
Cột: T.uổi, Tháng, 3 cột chỉ số âm, ngưỡng trung bình, 3 cột chỉ số dương.
Giá trị tiêu chuẩn của chiều cao (chiều dài) đối với b.é g.ái dưới 7 t.uổi (cm)
Chú thích:
Chiều cao “-1sd ~ Chỉ số trung bình ~ 1sd” ở mức “phạm vi bình thường”;
Chiều cao là “(-2sd ~ -1sd) hoặc ( 1sd ~ 2sd)” có nghĩa là “tương đối thấp/cao”;
Chiều cao là “(-3sd ~ -2sd) hoặc ( 2sd ~ 3sd)” có nghĩa là “thấp/cao”.
3, Những yếu tố nào liên quan đến chiều cao?
Yếu tố sinh học (di truyền, nội tiết, các bệnh trong tử cung và ngoài tử cung, các yếu tố gây quái thai, tiếp xúc với các chất độc hại, dinh dưỡng);
Yếu tố tâm lý (tính khí, hành vi, cảm xúc,… ảnh hưởng đến hành vi ăn uống và điều hòa nội tiết thần kinh);
Các yếu tố xã hội (giống thực phẩm, thói quen ăn uống, v.v.).
4, Con có bị thấp lùn, có phải do thiếu canxi và suy dinh dưỡng không?
Như đã nói ở đầu bài, nhiều người cho rằng thấp bé liên quan đến thiếu canxi, một số lại cho rằng liên quan đến suy dinh dưỡng, nhưng chúng ta hãy cùng xem xét các nguyên nhân sâu xa sau đây.
Chẳng hạn như thiếu hormone tăng trưởng (GHD), thấp lùn vô căn (ISS), thiếu hụt hormone đa tuyến yên (MPHD), nhỏ so với t.uổi thai (SGA), chiều cao trung bình của gia đình thấp (FSS) và chậm phát triển thể chất (CDG), suy tuyến giáp, khối u tuyến yên , thiếu m.áu, tiêu chảy mãn tính, bệnh thận mãn tính, hen suyễn, achondroplasia, bệnh tim bẩm sinh, bệnh chuyển hóa di truyền, bệnh nhiễm sắc thể, v.v.
Ngoài ra, còn có các rối loạn tâm thần tâm lý gây ra thấp lùn.
Theo thống kê, những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tầm vóc thấp bé là do thiếu hụt hormone tăng trưởng và gây ra tình trạng tầm vóc thấp bé vô căn.
5, Cha mẹ lùn quá thì làm sao bắt con đột phá về chiều cao?
Trước hết, chúng ta cần nắm được thời kỳ vàng của sự tăng trưởng: Mùa xuân là mùa mà hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất trong năm, vì vậy nó là “thời kỳ vàng” cho sự phát triển của trẻ. Thứ hai, chúng ta phải nắm bắt hai đỉnh tăng trưởng.
Vậy nên làm gì trong thời kỳ vàng, các phương pháp cụ thể như sau:
Chế độ dinh dưỡng là chìa khóa: Đảm bảo cung cấp đủ canxi và lượng protein chất lượng cao.
Tập thể dục là điểm mấu chốt: Tập thể dục rất tốt cho việc thúc đẩy sự tiết hormone tăng trưởng và thúc đẩy sự phát triển của xương. Các bài tập kéo căng là tùy chọn: chẳng hạn như bóng rổ, kéo xà, nhảy dây và chạy.
Giấc ngủ rất quan trọng: Hai khoảng thời gian tiết hormone tăng trưởng mạnh chủ yếu là 21: 00 ~ 01: 00 và 05: 00 ~ 07: 00. Vì vậy tốt nhất bạn nên cho trẻ chuẩn bị tắm rửa và đi ngủ lúc 20h để trẻ hình thành thói quen ngủ.
Tâm trạng là điều tất yếu: Cha mẹ luôn chỉ trích trẻ thì trẻ sẽ chán nản, phiền muộn, toàn thân ở trạng thái tương đối thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone, vì vậy, tâm lý vui vẻ là điều vô cùng quan trọng.
6, Làm thế nào để bổ sung canxi?
Có thể bổ sung vitamin AD sau sinh 15 ngày (D tốt cho quá trình hấp thụ canxi) và có thể bổ sung cho đến khi trẻ 3 t.uổi.
Khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ trong thời kỳ sơ sinh (trong vòng 1 t.uổi) và cung cấp cho các bà mẹ đang cho con bú một lượng canxi bổ sung thích hợp.
Sau thời kỳ sơ sinh, một lượng sản phẩm sữa nhất định phải được cung cấp hàng ngày. Lượng sữa hàng ngày của trẻ từ 1 đến 3 t.uổi không dưới 600 mL, lượng sữa hàng ngày của trẻ mẫu giáo là 400-500 mL và lượng sữa hàng ngày của trẻ trong độ t.uổi đi học là 300 mL.
Các loại thực phẩm từ đậu rất giàu canxi và có khả năng hấp thụ tốt, là một loại thực phẩm bổ sung canxi khác ngoài các loại thực phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh cũng có một hàm lượng canxi nhất định nhưng khả năng hấp thụ tương đối kém.
Canxi: Uống sữa không đủ, có thể cân nhắc đến bổ sung viên canxi. Theo các chế phẩm canxi được sử dụng phổ biến đã được Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia phê duyệt, các chế phẩm canxi có hàm lượng canxi cao, dễ hòa tan và mùi vị tốt là canxi cacbonat dạng hạt.
Tất nhiên, chỉ cần chú ý đến mọi thứ là chưa đủ, việc bổ sung canxi không được vượt quá mức cần thiết để tránh các nguy cơ khác như tăng canxi huyết.
7, Đặc điểm của các bệnh thường gặp là gì?
Dậy thì muộn do thể chất: Thường là do t.iền sử gia đình, cân nặng và chiều cao khi sinh bình thường; chậm phát triển có thể xảy ra từ khi còn nhỏ và tốc độ tăng trưởng gần với giới hạn dưới của bình thường; chiều cao và t.uổi phù hợp với t.uổi xương, nhưng ít hơn đáng kể so với t.uổi thực ; Nồng độ GH (hormone tăng trưởng), IGF-1 (yếu tố tăng trưởng giống insulin-1) bình thường hoặc thiếu một phần GH; không có bệnh cơ địa; tốc độ tăng trưởng bình thường khi dậy thì muộn và cuối cùng có chiều cao bình thường suốt đời.
Tầm vóc thấp do gia đình: Có 1 hoặc nhiều người bị thấp lùn không rõ nguyên nhân trong gia đình trực hệ, mà chiều cao của bố mẹ dưới thứ 10 tỷ lệ phần trăm dân số bình thường; trẻ không có t.iền sử bệnh chuyển hóa mãn tính hoặc di truyền và cân nặng sơ sinh và chiều cao bình thường, tốc độ phát triển hàng năm ở giới hạn dưới của bình thường, t.uổi xương gần bằng t.uổi thực, phát triển giới tính và trí tuệ bình thường, nồng độ GH và IGF-1 bình thường.
Thiếu hormone tăng trưởng: Chủ yếu là yếu tố nguyên phát, vóc dáng thấp, cân đối, có một hoặc nhiều đặc điểm lâm sàng, sau khi được kích thích bằng thuốc (arginine và clonidine), giá trị đỉnh GH đều
Giá trị đỉnh của GH
Chiều cao thấp tự phát: Chiều cao thấp cân xứng không rõ căn nguyên, trọng lượng sơ sinh và chiều dài cơ thể ở mức bình thường, không có kiểu hình bất thường, thấp hơn trẻ cùng t.uổi từ nhỏ, tốc độ tăng trưởng hàng năm chậm hơn; đỉnh kích thích GH 10 g / L; loại trừ nội tiết và các bệnh hữu cơ mãn tính.
Suy giáp nguyên phát: Là do không tiết đủ hormone tuyến giáp. Những đ.ứa t.rẻ điển hình cho thấy sự chậm trễ đáng kể trong tăng trưởng và phát triển, thể hiện tầm vóc thấp bé không cân xứng, trí thông minh thấp, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản thấp, khuôn mặt đặc biệt và t.uổi xương tụt hậu rõ rệt. Có thể phát hiện c.hảy m.áu TT3, TT4 giảm, TSH tăng.
Chậm phát triển trong tử cung: Chậm phát triển trong tử cung thường được chẩn đoán đối với trẻ sinh đủ tháng cân nặng dưới 2,5kg.
Chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng: Có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, trẻ thiếu calo và dinh dưỡng rõ rệt, không có tư thế lùn đặc trưng của tuyến yên, mức độ thấp bé hơn GHD và có biểu hiện lâm sàng của suy dinh dưỡng.
Khám nội tiết thường có hiện tượng phân tách là nồng độ GH không thấp và hàm lượng IGF-1 giảm sẽ dẫn đến độ trễ của t.uổi xương.
Chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng là tạm thời, nếu phục hồi đủ dinh dưỡng và điều chỉnh cơ cấu khẩu phần ăn cho hợp lý thì có thể tăng trưởng nhanh, nhưng người cao t.uổi mắc bệnh thì không thể bắt kịp bình thường.
8, Những “manh mối” có giá trị cần được cung cấp khi đưa trẻ đến khám bác sĩ
Độ t.uổi của cha mẹ mà họ hàng gần kết hôn và sự phát triển thời trẻ của cha mẹ, cũng như chiều cao của họ hàng cấp một và cấp hai.
T.iền sử sinh của trẻ (nếu có bất kỳ rối loạn phát triển trong tử cung và các biến chứng khi sinh).
Dữ liệu ghi lại sự tăng trưởng thể chất liên tục của trẻ.
T.iền sử trong quá khứ (có hoặc không mắc các bệnh mãn tính hoặc các triệu chứng liên quan, tình trạng dùng thuốc, tình trạng dinh dưỡng, bao gồm t.iền sử nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).
9, Ý nghĩa của mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng đối với chẩn đoán
Chiều cao thụt lùi và cân nặng so với chiều cao (so với cân nặng cùng điều kiện chiều cao) bình thường chứng tỏ đã bị suy dinh dưỡng, đã phục hồi cân nặng nhưng chưa phục hồi chiều cao hoặc thiếu hormone tăng trưởng.
Chậm tăng trưởng về chiều cao, cân nặng theo chiều cao, cân nặng theo t.uổi là suy dinh dưỡng.
Một người bị thụt lùi về chiều cao nhưng lại thừa cân về trọng lượng có thể là một bệnh nội tiết, chẳng hạn như hội chứng Cushing và suy giáp.
* Phần chuyên môn sâu liên quan trong bài viết này chỉ dành cho các chuyên gia y tế đọc để tham khảo.
Tại sao cần phải đi khám để kiểm tra?
Nhiều bậc phụ huynh có hiểu lầm này: Khi đến bệnh viện là phải xét nghiệm, không phải là do bác sĩ muốn k.iếm t.iền. Do đó, cho dù là người quen thì bác sĩ vẫn khuyên họ đưa con đi kiểm tra, chẳng lẽ cũng là “kiếm tiền” từ người quen? Dĩ nhiên là không!
Như đã đề cập trước đó, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ thấp lùn nên ngay cả người quen cũng không thể phán đoán tù mù được, việc thăm khám nhằm phán đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và mở đường điều trị tốt hơn cho trẻ. Việc kiểm tra cụ thể như sau:
– Xác định t.uổi xương;
– Xét nghiệm công thức m.áu, xét nghiệm nước tiểu, chức năng gan và thận và các xét nghiệm sinh hóa khác;
– Chỉ số chức năng tuyến giáp;
– Chỉ số đo lường hormone tăng trưởng (GH) (hai loại thuốc, arginine hydrochloride và levodopa, cho thí nghiệm kích thích hormone tăng trưởng);
– Siêu âm kiểm tra gan, lá lách, tuyến thượng thận và khoang bụng. B.é g.ái cần xét nghiệm thêm về tử cung, hình thái buồng trứng, nhiễm sắc thể;
– Chụp cộng hưởng từ đầu (nên thực hiện kiểm tra hình ảnh, ngoại trừ khối u hoặc bất thường phát triển bẩm sinh);
– Kiểm tra đặc biệt: Xác định mức độ yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1) trong m.áu và yếu tố tăng trưởng giống insulin liên kết với protein-3 (IGFBP-3).
Hầu hết các bậc cha mẹ đều nghe nói đến hormone tăng trưởng, vậy có phải trẻ thấp bé cũng có thể uống hormone tăng trưởng được không?
Những trẻ nào có thể sử dụng hormone tăng trưởng? Khi nào là thời điểm tốt nhất để sử dụng nó?
– Thiếu hụt hormone tăng trưởng (chẩn đoán sớm, sử dụng hormone tăng trưởng sớm để đạt được chiều cao tối đa ở giai đoạn t.iền dậy thì).
– Suy thận mãn tính.
– Hội chứng Turner (khi chiều cao dưới phân vị thứ 5 của đường cong tăng trưởng bình thường của trẻ gái, nên bắt đầu điều trị GH và có thể bắt đầu sớm nhất là khi trẻ 2 t.uổi.)
– Hội chứng Prader-Willi (Người ta tin rằng bắt đầu điều trị hormone tăng trưởng vào khoảng 2 t.uổi trước khi béo phì xảy ra là có lợi).
– Trẻ nhỏ hơn t.uổi thai không có tốc độ tăng trưởng bắt kịp (hầu hết các chuyên gia cho rằng trẻ trên 3 t.uổi có chiều cao dưới 2 độ lệch chuẩn có thể được xem xét điều trị bằng hormone tăng trưởng).
– Thể thấp lùn vô căn (Nếu chiều cao nhỏ hơn 2-3 độ lệch chuẩn của chiều cao trung bình thì nên bắt đầu điều trị từ 5 t.uổi đến đầu t.uổi vị thành niên).
– Lỗi gen SHOX
– Hội chứng noonan
– Liệu trình điều trị hormone tăng trưởng tùy theo nhu cầu, thường từ 1 đến 2 năm, liệu trình điều trị quá ngắn và ít có tác dụng cao suốt đời.