Đau mắt đỏ là một căn bệnh tuy lành tính nhưng vẫn có thể gây những biến chứng nguy hiểm đến thị lực nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu phụ huynh cần lưu ý khi trẻ bị đau mắt đỏ.
Bài Viết Liên Quan
- [Thuốc&Dinh dưỡng] Cẩn trọng khi ăn quả hồng giòn
- 4 vị trí không nên đặt điện thoại nhưng nhiều người vẫn làm sai, gây nguy cơ vô sinh
- Cứu hàng ngàn bệnh nhân nhờ kích hoạt hệ thống ‘báo động đỏ’
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là một căn bệnh về mắt phổ biến ảnh hưởng rất nhiều đến t.rẻ e.m, đặc biệt là t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi. Bệnh có thể do n.hiễm t.rùng, nhiễm virus hoặc dị ứng gây ra.
Trẻ bị đau mắt đỏ có thể lây lan cho các thành viên khác trong gia đình. Nó cũng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng như suy giảm thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
1. Các triệu chứng điển hình của đau mắt đỏ ở t.rẻ e.m
Đau mắt đỏ là một căn bệnh phổ biến với các triệu chứng điển hình. Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ xuất hiện những dấu hiệu như sau:
– Đỏ hay hồng ở một bên hoặc cả 2 mắt.
– Sưng ở 1 hoặc 2 bên mi mắt.
– Chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng chói.
– Tiết nhiều dịch mắt màu vàng hoặc xanh, đóng thành vảy khi khô lại và xuất hiện nhiều khi ngủ.
– Cảm giác có sạn và ngứa mắt khiến trẻ dụi mắt nhiều quá mức.
– Đôi khi có thể chảy nước mũi và hắt hơi.
Sưng đỏ ở một hoặc 2 mí mắt là dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)
2. Khi nào phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Tuy đau mắt đỏ là một căn bệnh lành tính và có thể điều trị một cách dễ dàng. Nhưng vẫn có một số trường hợp nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau. Các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ bị đau mắt đỏ đến bệnh viện ngay khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
– Trẻ cảm thấy đau nhức dữ dội ở mắt.
– Nhạy cảm với ánh sáng, sợ ánh sáng chói.
– Trẻ bi thay đổi về thị lực như bị nhìn bị mờ, có ánh sáng nhấp nháy khi nhìn. Những triệu chứng này trở nên rõ ràng hơn khi nháy mắt hoặc lau mắt.
– Trẻ đau đầu dữ dội, nôn mửa liên tục.
– Trẻ sơ sinh dưới 28 ngày bị đỏ mắt hoặc có nhiều mủ đặc chảy ra từ mắt.
– Tắc tuyến lệ dẫn đến mi mắt bị dính lại, khó mở mắt mà không đỏ hoặc sưng.
– Đỏ và sưng vùng da xung quanh mắt.
– Trẻ cảm thấy khó thở, có triệu chứng mất nước như khô miệng, trũng mắt, không có nước mắt, buồn ngủ hoặc đi tiểu ít hơn bình thường.
– Trẻ thường xuyên trở nên buồn ngủ, buồn ngủ quá mức hoặc cáu kỉnh. Phụ huynh không thể dỗ dành trẻ với đồ chơi, TV, thức ăn hoặc nhặt đồ ăn, đặc biệt là nếu chúng vẫn buồn ngủ hoặc cáu kỉnh mặc dù đã hạ sốt.
– Trẻ rùng mình cực độ hoặc kêu đau cơ.
– Sốt. Trẻ dưới 3 tháng t.uổi sốt khoảng 38 độ C hoặc trẻ từ 3 đến 6 tháng t.uổi với nhiệt độ trên 39 độ C. Tuy nhiên sốt thường phổ biến ở trẻ sơ sinh đến 2 ngày.
Trẻ bị đau mắt đỏ cần đến bệnh viện nếu 2 mắt dính lại, khó mở mắt (Ảnh: Internet)
– Trẻ sốt trên 38,0 C trong hơn 5 ngày không thuyên giảm.
Đôi khi nếu phụ huynh cảm thấy lo lắng vì những dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ không tiến triển tốt hơn sau 5 ngày mà còn có dấu hiệu trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, bạn cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để cấp cứu, chăm sóc y tế khẩn cấp nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
– Trẻ trở nên xanh xao, nhợt nhạt, xuất hiện đốm trong mắt và cảm thấy lạnh bất thường khi người khác chạm vào.
– Xung quanh môi trẻ có màu xanh.
– Lên cơn sốt cao, co giật.
– Trẻ trở nên cực kỳ kích động, dễ dàng khóc lóc vô cớ và mất tập trung trong thời gian dài.
– Trẻ bối rối hoặc hôn mê, rất khó đ.ánh thức trẻ dậy.
– Tình trạng đau mắt đỏ diễn tiến xấu đi và kéo dài sau hơn 3 tuần.
Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và t.iền sử sức khỏe của bé. Do đó bạn cần bình tĩnh và ghi nhớ hết các tình trạng sức khỏe cũng như các loại thuốc mà trẻ đang sử dụng. Bác sĩ cũng có thể hỏi thêm về t.iền sử sức khỏe của gia đình bạn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể xét nghiệm mẫu chất lỏng tiết ra từ mắt của bé để xác định nguyên nhân gây n.hiễm t.rùng.
Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ như thế nào mới đúng cách?
Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ đúng cách sẽ giúp mau lành bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, thậm chí là sẹo giác mạc hay suy giảm thị lực.
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, các triệu chứng gây khó chịu nên thường quấy khóc. Chính vì vậy việc hiểu rõ những cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, phòng tránh các nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến thị lực của trẻ.
1. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ
Tìm hiểu biện pháp chăm sóc khi trẻ bị đau mắt đỏ đúng cách với những biện pháp dưới đây:
1.1. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý
Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% hằng ngày là một phương pháp tốt giúp hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ ở trẻ. Phụ huynh có thể thực hiện nhỏ mắt cho trẻ từ 6 đến 7 lần 1 ngày.
Bên cạnh đó, nếu trẻ bị bệnh, người thân trong gia đình có thể nhỏ mắt từ 4 đến 5 lần một ngày để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ lây lan. Tuy nhiên, cần lưu ý mỗi thành viên dùng riêng một lọ nước muối sinh lý khác nhau, không dùng chung kể cả những người không có bệnh.
Nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày là một phương pháp chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ hiệu quả (Ảnh: Internet)
1.2. Vệ sinh mắt cho trẻ
Bên cạnh nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, cha mẹ cũng có thể vệ sinh mắt cho trẻ mỗi ngày để làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm ở mắt. Để vệ sinh mắt cho trẻ hằng ngày, phụ huynh có thể thực hiện như sau:
– Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi nhỏ mắt cho trẻ.
– Chuẩn bị 2 miếng gạc vô khuẩn sử dụng cho 2 mắt và nước muối sinh lý.
– Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.
– Sau đó lau mặt lại cho trẻ bằng khăn ấm.
Có thể thực hiện vệ sinh mắt cho trẻ 3 lần vào sáng, trưa, tối sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý nên sử dụng khăn riêng cho trẻ và giặt sạch, phơi khô sau mỗi lần dùng.
1.3. Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ
Trẻ bị đau mắt đỏ thường rất khó chịu, quấy khóc, vì thế để cho trẻ nhanh khỏi và giảm khó chịu cho trẻ mẹ cần lưu ý một số điều sau:
– Giặt sạch và phơi khô đồ dùng của trẻ như chăn ga gối, khăn mặt.
– Khăn lau mắt, lau mặt và lau người cho trẻ nên là 3 khăn khác nhau.
– Nếu bé đang đi học, nên cho bé nghỉ học để tránh bệnh lây lan thành dịch.
– Nên hạn chế cho trẻ ra đường để tránh khói bụi vào mắt.
– Lau ghèn thường xuyên, không để ghèn bám nhiều lên mắt gây khó chịu, cộm ngứa cho trẻ. Nên lấy ghèn lúc ướt, tránh để ghèn khô mới lấy sẽ khiến trẻ đau rát.
Nên lấy ghèn thường xuyên và khi ghèn còn ướt để tránh gây đau rát cho mắt trẻ (Ảnh: Internet)
– Cho bé ăn uống thêm các loại trái cây để giúp tăng sức đề kháng. Nếu bé đang bú mẹ, cho bé bú càng nhiều càng tốt.
– Không cho trẻ tiếp xúc với các loại màn hình điện tử, đọc sách báo để giúp mắt nghỉ ngơi.
– Tuyệt đối không chữa đau mắt đỏ cho trẻ bằng phương pháp dân gian như đắp lá, nhỏ sữa mẹ vào mắt.
– Nếu sau 1, 2 ngày điều trị ở nhà mà bé vẫn không khỏi, cha mẹ cần phải đưa bé đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa mắt để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.
2. Xây dựng chế độ ăn uống tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Đau mắt đỏ ở t.rẻ e.m là một căn bệnh truyền nhiễm ở mắt do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng và sự khó chịu do bệnh gây ra.
Vì vậy, để có thể điều trị và phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ đạt hiệu quả cao nhất, cần chú ý nhiều hơn tới chế độ ăn uống để có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu, trẻ sẽ mệt mỏi, uể oải tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nên có nhiều rau củ quả để tăng hàm lượng vitamin cần thiết. Đối với trẻ đang bú mẹ, nên cho trẻ bú càng nhiều càng tốt khi bé bị đau mắt đỏ.
Ngoài ra nếu đang cho bé bú, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giúp gia tăng sức đề kháng cho bản thân. Qua đó gián tiếp tăng sức đề kháng cho trẻ qua sữa mẹ.