Phân biệt phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD và các bệnh đường tiêu hóa dễ nhầm lẫn

COPD và các bệnh đường tiêu hóa lại thường đi đôi với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Thậm chí COPD và một số căn bệnh về đường tiêu hóa lại có triệu chứng khá tương đồng khiến chúng ta dễ nhầm lẫn.

Bài Viết Liên Quan

phan biet phoi tac nghen man tinh copd va cac benh duong tieu hoa de nham lan 47b 5400113

1. Điểm giống nhau giữa COPD và các bệnh đường tiêu hóa

Cả tình trạng viêm và n.hiễm t.rùng đều có liên quan đến sự phát triển của COPD và các bệnh đường tiêu hóa. Tình trạng các mô niêm mạc bị viêm mãn tính sẽ khởi phát các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa tương ứng. Do đó, COPD và các bệnh đường tiêu hóa có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng, giống như các bệnh lý viêm nhiễm khác.

Trong bài viết này, chúng ta cùng xem xét và phân biệt COPD và các bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích và trào ngược dạ dày – thực quản. Đây đều là những căn bệnh mãn tính, được thúc đẩy bởi các chu kỳ viêm tái phát dẫn đến tổn thương ngày càng trầm trọng hơn và khó hồi phục.

phan biet phoi tac nghen man tinh copd va cac benh duong tieu hoa de nham lan 79b 5400113

COPD và các bệnh đường tiêu hóa hầu hết đều liên quan đến sự viêm nhiễm (Ảnh: Internet)

2. Phân biệt COPD và các bệnh đường tiêu hóa

2.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

COPD là một bệnh tiến triển và hầu như không thể phục hồi được. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm kéo dài, mô tế bào bị phá hủy và luồng khí bị tắc nghẽn dẫn đến suy giảm chức năng của phổi.

Căn bệnh này được thúc đẩy bởi các phản ứng viêm mãn tính trong đường thở và nhu mô phổi để đối phó với các tiếp xúc độc hại như khói t.huốc l.á, vi trùng, chất ô nhiễm môi trường hoặc các yếu tố di truyền như thiếu alpha-1 antitrypsin.

Các triệu chứng chính của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là:

– Ho có đờm.

– Khó thở.

– Đau tức ngực.

– Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, dễ bị hụt hơi.

– Môi và đầu ngón tay tím tái hoặc có màu xanh.

2.2. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERB)

GERD là một chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó van dạ dày giữ axit trong dạ dày bị suy yếu hoặc hoạt động sai, cho phép axit dạ dày vào thực quản.

Các triệu chứng GERD bao gồm:

– Ho khan.

– Đau ngực, đau vùng thượng vị.

– Khó nuốt.

– Khàn giọng hoặc đau họng.

– Nóng rát ở ngực hoặc cổ họng.

– Cảm giác có khối u trong cổ họng.

– Ợ chua, sự trào ngược của các chất trong dạ dày.

Nếu axit trong dạ dày đến phổi, nó có thể gây kích ứng, ho nhiều hơn và khó thở, làm bùng phát các triệu chứng như bệnh COPD. Điều này là một trong những nguyên nhân gây nhầm lẫn giữa COPD và các bệnh tiêu hóa.

phan biet phoi tac nghen man tinh copd va cac benh duong tieu hoa de nham lan 3e7 5400113

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và trào ngược dạ dày – thực quản có khá nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn (Ảnh: Internet)

2.3. Bệnh viêm ruột

Viêm ruột là thuật ngữ mô tả một nhóm các bệnh viêm mãn tính tại các vị trí khác nhau ở đường tiêu hóa. Hai dạng phổ biến nhất của viêm ruột là viêm loét đại trạng và bệnh Crohn. Chúng được đặc trưng bởi tình trạng loét bề mặt liên tục, tổn thương xuyên màng cứng.

Nguyên nhân gây viêm ruột có thể là do di truyền, tác động từ môi trường, rối loạn chức năng đường ruột hoặc mất cân bằng hệ sinh vật đường ruột.

Các triệu chứng của viêm ruột là:

– Tiêu chảy, đi tiêu quá nhiều hàng ngày.

– Đau bụng dữ dội.

– Xuất huyết đường ruột.

– Có thể sốt nhẹ.

– Giảm cân, suy dinh dưỡng.

COPD và các bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột đều là tình trạng được thúc đẩy bởi các quá trình viêm, đặc trưng bởi các chu kỳ bệnh tái phát dẫn đến tổn thương mô và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Chúng là những bệnh hệ thống và có liên quan đến dịch tễ học. Cả COPD và các bệnh đường tiêu hóa đều có chung các yếu tố kích hoạt môi trường và chịu tác động của hệ miễn dịch.

2.4 Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý rối loạn chức năng tiêu hóa phổ biến, thường ảnh hưởng đến phụ nữ hơn nam giới. Bệnh nhân không có bât thuơng vê câu truc hoạc vê mo hoc cung nhu tren xet nghiẹm mau.

phan biet phoi tac nghen man tinh copd va cac benh duong tieu hoa de nham lan 163 5400113

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý rối loạn chức năng tiêu hóa phổ biến (Ảnh: Internet)

Thông thường bác sĩ chỉ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng tái đi tái lại. Các triệu chứng này bao gồm:

– Trướng hơi.

– Rôi loan thoi quen đi câu. Thường là tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ 2 tình trạng này.

– Thường xuyên đau và khó chịu vùng bụng. Giảm đau sau khi đi vệ sinh.

Cả tình trạng viêm và n.hiễm t.rùng đều có liên quan đến sự phát triển của hội chứng ruột kích thích và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Tuy các triệu chứng của IBS không gây nhầm lẫn với COPD. Tuy nhiên, IBS thường đi kèm với các liên quan đến các rối loạn đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản.

Thậm chí, các bệnh đi kèm có thể liên quan đến các rối loạn ngoài đường tiêu hóa, chẳng hạn như hen suyễn, đau nửa đầu, hội chứng mệt mỏi mãn tính,… Các triệu chứng của bệnh đi kèm này sẽ khiến bệnh nhân bị nhầm lẫn COPD và các bệnh đường tiêu hóa.

Chuyên gia hướng dẫn cách chọn men vi sinh hiệu quả mà không tốn kém

Bác sĩ tiêu hóa Jay N. Yepuri – Hiệp hội sức khỏe tiêu hóa Texas (Mỹ) cho biết: Bổ sung men vi sinh sẽ làm giảm một số triệu chứng tiêu hóa, miễn là uống đúng chủng và đúng loại.

Tại sao phải bổ sung men vi sinh?

Men vi sinh (hay còn gọi là probiotics) là những vi sinh vật nhỏ bé khi được bổ sung đủ số lượng sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng.

Trong cơ thể của chúng ta, đặc biệt là trong ruột có hàng tỷ loại vi sinh vật giúp tiêu hóa thức ăn và giúp chúng ta khỏe mạnh. Các vi sinh vật trong đường ruột luôn “chung sống hòa bình” với tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn (vi khuẩn xấu).

Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân phá vỡ tỷ lệ này, điển hình như dùng thuốc kháng sinh, ăn uống linh tinh, thực phẩm không đảm bảo… Nếu tỷ lệ 85:15 bị phá vỡ, các vi khuẩn xấu sẽ tăng mạnh gây rối loạn tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch và nhiều vấn đề khác. Để ngăn ngừa điều này xảy ra, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh!

Các chuyên gia đã chứng minh bổ sung men vi sinh giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như:

Đau bụng

Táo bón

Bệnh Crohn (một bệnh viêm ruột)

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Không dung nạp đường sữa

Viêm loét đại tràng

Tiêu chảy (đặc biệt là tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh)

chuyen gia huong dan cach chon men vi sinh hieu qua ma khong ton kem 52c 4944337
Bổ sung men vi sinh Bio Vigor giúp giảm tiêu chảy do thuốc kháng sinh

Lý do dùng men vi sinh nhưng không có tác dụng

Tại sao các chuyên gia khuyến cáo là men vi sinh có nhiều công dụng nhưng nhiều người bổ sung men vi sinh không có tác dụng? Dưới đây là những lý do mà các chuyên gia đã đúc kết được:

Liều lượng lợi khuẩn quá ít

Không bổ sung men vi sinh đúng cách (uống khi no hoặc khi đói). Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng cho đúng.

Dùng không đúng chủng lợi khuẩn. Không phải tất cả các chủng đều có tác dụng với mọi triệu chứng. Bạn nên tìm chủng lợi khuẩn phù hợp với triệu chứng mà mình gặp phải.

Chất lượng của sản phẩm thấp. Một trong những thách thức lớn nhất khi sản xuất men vi sinh là tỷ lệ lợi khuẩn sống sót. Lợi khuẩn phải sống sót trong quá trình sản xuất, lưu trữ và vượt qua hàng rào axit dạ dày khi uống để vào đến đường ruột thành công.

Men vi sinh được lưu trữ không đúng cách: Độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến men vi sinh. Một số loại men vi sinh cần phải được bảo quản lạnh.

chuyen gia huong dan cach chon men vi sinh hieu qua ma khong ton kem 81b 4944337
Bổ sung men vi sinh không đúng cách sẽ làm giảm tác dụng

Khi chọn men vi sinh cần lưu ý điều gì?

Để bổ sung men vi sinh có tác dụng cần lưu ý: Hiệu quả của men vi sinh phụ thuộc vào tỷ lệ sống sót của lợi khuẩn, có nghĩa là mức độ chúng có thể chống chọi với môi trường rất axit của dạ dày và đường tiêu hóa. Men vi sinh trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, nhưng không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo tỷ lệ lợi khuẩn sống sót cao. Thậm chí, nghiên cứu cho thấy, có một số loại men vi sinh có tỷ lệ lợi khuẩn sống sót rất thấp nên nhiều người mới “kêu ca” bổ sung men vi sinh mà không có tác dụng!

Ngoài ra, vì men vi sinh là bổ sung lợi khuẩn sống, vì vậy khả năng tồn tại của chúng chịu ảnh hưởng lớn từ việc sản xuất, đóng gói và lưu trữ. Nhiều loại bổ sung vi khuẩn sống (như sữa chua uống len men) yêu cầu cần phải bảo quản lạnh. Nếu việc bảo quản, lưu trữ gặp vấn đề thì tác dụng của men vi sinh sẽ giảm hoặc không còn.

chuyen gia huong dan cach chon men vi sinh hieu qua ma khong ton kem 4e5 4944337
Men vi sinh dạng bào tử lợi khuẩn có hiệu quả vượt trội

Để khắc phục những nhược điểm này, các chuyên gia đã nghiên cứu và bào chế thành công men vi sinh bổ sung bào tử lợi khuẩn (không phải lợi khuẩn thông thường). Bào tử lợi khuẩn có cấu trúc dạng KÉN đặc biệt, với nhiều lớp vỏ bao bọc lõi lợi khuẩn bên trong. Những lớp áo này sẽ bảo vệ bào tử vượt qua axit dạ dày, dịch vị, enzyme… vào đến ruột non. Từ đây, bào tử sẽ hút nước, nảy mẩm, phát triển thành lợi khuẩn bình thường và phát huy tác dụng của mình. Men vi sinh bổ sung bào tử lợi khuẩn có tỷ lệ sống sót rất cao, nên được đ.ánh giá là hiệu quả vượt trội hơn so với những men vi sinh bổ sung lợi khuẩn thông thường.

Ngoài ra, khi bổ sung men vi sinh từ bào tử lợi khuẩn như men vi sinh Bio Vigor, lợi khuẩn còn kích thích cơ thể sản sinh enzyme để tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó sẽ tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, giảm tình trạng biếng ăn…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *