Lươn là thực phẩm không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng biết ăn lươn đúng cách để khỏi rước bệnh vào người.
Thịt lươn là một trong những sự lựa chọn của nhiều người nội trợ bởi nó có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như cháo lươn, súp lươn, lươn xào, lươn kho…
Không chỉ vậy, lươn còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo Đông y, lươn có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, mạnh gân xương, thích hợp với người lao lực, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt….
Tuy nhiên khi ăn lươn, có một số cấm kỵ mà bạn nên biết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Không ăn lươn đã c.hết
Nhiều người mua lươn về, để lươn c.hết nhưng vì tiếc rẻ mà vẫn để ăn mà không hề biết rằng lươn đã c.hết sẽ gây hại cho sức khỏe.
Nguyên nhân là bởi trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất histidine tốt cho cơ thể. Khi lươn c.hết hợp chất này có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Khi hàm lượng cao chất độc Histamine đi vào cơ thể sẽ khiến bạn có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
Không ăn lươn chưa chín
Lươn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, dù chế biến theo cách nào cũng phải đảm bảo ăn lươn chín. Nguyên nhân là bởi trong lươn có một loại ký sinh trùng sống rất dai và chịu được nhiệt cao. Nếu không chế biến kỹ, những ấu trùng này sẽ không c.hết và sẽ theo đường ăn uống đi vào cơ thể bạn.
Ăn lươn cùng rau chân vịt
Rau chân vịt có chứa axit oxalic, còn lươn lại giàu canxi. Nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau có thể gây ra tiêu chảy. Nguyên nhân là bởi axit oxalic có trong rau chân vịt sẽ kết hợp với canxi trong lươn sẽ tạo thành tinh thể canxi oxalate. Đây là chất có thể gây khó tiêu, nóng rát, ngứa…thậm chí là ngộ độc.
Ăn lươn cùng nho
Lươn là thực phẩm protein, canxi, còn nho chứa nhiều axit tanin. Nếu ăn hai thực phẩm cùng nhau, axit tanin có trong nho kết hợp với canxi có trong thịt lươn tạo ra một hợp chất mới không dễ tiêu hóa, đồng thời làm giảm giá trị dinh dưỡng ban đầu của thịt lươn.
Không ăn lươn khi bị bệnh gout
Lươn là thực phẩm giàu chất đạm nên những người bị bệnh gout không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao. Nguyên nhân là bởi bệnh gout là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến việc tăng acid uric trong m.áu.
Ăn lươn với quả hồng
Quả hồng có chứa một chất gọi là Citrate, còn lươn chứa một lượng lớn protein và canxi. Nếu ăn lươn và hồng cùng lúc, sẽ tạo nên sự hình thành của một chất gọi là Protein Citrate, chất này không dễ tiêu hóa và có thể gây hại cho dạ dày.
Giật mình mối nguy sức khỏe từ trà sữa giới trẻ “đam mê” thưởng thức
Rất ‘được lòng’ giới trẻ, thế nhưng uống trà sữa lại tiềm ẩn mối nguy sức khỏe đáng lo ngại.
Theo trang Minnan.com của Trung Quốc, Bệnh viện Tuyền Châu gần đây có tiếp nhận một bệnh nhân tên là A Kiệt (29 t.uổi, cao 1m70, nặng 180kg, Tuyền Châu, Phúc Kiến) đến châm cứu. Khi mới đến bệnh viện, A Kiệt không thể đi lại bình thường vì bệnh gút và đau đớn, anh đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của người thân mới có thể di chuyển.
Tại bệnh viện, kiểm tra chỉ số axit uric trong m.áu của A Kiệt vượt mức 800mol/L. A Kiệt cho biết, anh duy trì chế độ ăn kiêng khá khắt khe. Anh cũng không uống rượu hay ham thích các món thịt nướng. Sau khi hỏi rõ thói quen ăn uống, bác sĩ tin rằng nguyên nhân bệnh của anh bắt nguồn từ sở thích uống trà sữa. Ngày nào anh cũng phải thưởng thức 1 cốc. Những hôm nóng nực, anh phải uống 2 cốc mới đã cơn thèm.
Trường hợp bệnh của A Kiệt không phải duy nhất có vấn đề sức khỏe liên quan đến trà sữa. Cách đây không lâu, một giáo viên sống tại Nhạc Lộc, Hồ Nam, Trung Quốc bỗng dưng cảm thấy đau bụng âm ỉ khi đang đứng lớp. Cứ nghĩ bệnh dạ dày tái phát, cô Kiều dùng thuốc domperidin nhưng các triệu chứng không hề thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Giờ nghỉ trưa, đồng nghiệp phát hiện cô bất tỉnh trên giường, tiểu tiện không tự chủ, gọi thế nào cũng không phản ứng.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ cho biết huyết áp của cô Kiều chỉ còn 95/37mmHg, đồng tử giãn. Phân tích m.áu cho thấy bệnh nhân bị “nhiễm toan chuyển hóa” và đường huyết “HI”. Chẩn đoán ban đầu là “nhiễm toan ceton do tiểu đường”.
Nhờ được cứu chữa kịp thời, các dấu hiệu sinh tồn của cô Kiều cuối cùng cũng ổn định. Hóa ra, cô có thói quen uống trà sữa, mỗi ngày nhất định phải uống 1 cốc. Hậu quả là lượng đường trong m.áu quá cao, khiến cô đối mặt với bệnh tiểu đường cấp tính.
Uống trà sữa nạp lượng lớn caffein. Được biết, trà sữa rất được nhiều bạn trẻ ưu ái. Tuy nhiên ít người biết rằng, lượng caffein trong chúng rất cao. Quá trình phân tích, các chuyên gia nhận thấy lượng caffein trung bình trong trà sữa là 258mg/kg.
Uống trà sữa, nhiều người có phản ứng tim đ.ập chân run, và phản ứng phổ biến nhất là mất ngủ ban đêm. Caffein giúp kích thích hệ thần kinh trung ương, mang lại tỉnh táo, phục hồi năng lượng song tiêu thụ lượng lớn lại dễ gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, cáu kỉnh, lo lắng… thậm chí có thể tăng mối nguy sức khỏe từ trà sữa như loét đường tiêu hóa.
Uống trà sữa nạp lượng lớn đường. Lượng đường trong trà sữa cũng ở mức báo động. Một người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 25g đường mỗi ngày. Trong khi đó, một cốc trà sữa cũng đã vượt qua giới hạn này.
Nạp quá nhiều đường trong thời gian dài khiến cơ thể đối diện mối nguy sức khỏe như béo phì, tăng gánh nặng cho tim, gây bệnh tiểu đường. Bà bầu nạp quá nhiều đường còn có thể gây dị tật thai nhi.
Uống trà sữa nhưng “không có sữa”. Một trong những vấn đề “nhức nhối” của trà sữa là “không chứa sữa”. Theo quy định, lượng protein trong trà sữa phải 0,5g/100g.
Vậy nhưng, trong số 40 mẫu thử trà do Hội người Tiêu dùng Phúc Châu (Trung Quốc), có 4 loại trà sữa không đạt chuẩn. Thay vì dùng sữa, người bán tận dụng một loại bơ thực vật chứa axit béo chuyển hóa. Axit béo chuyển hóa có liên quan trực tiếp đến các bệnh tim mạch. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng mức cholesterol trong m.áu. Ảnh: Internet.