Người bệnh tan m.áu bẩm sinh thường bị quá tải sắt. Sắt dư thừa này tích tụ trong gan, tim, tinh hoàn/ buồng trứng và tuyến yên, từ đó làm tổn thương, suy giảm chức năng của các cơ quan này.
Người bệnh tan m.áu bẩm sinh nên lựa chọn các loại thực phẩm cho năng lượng cao mà chứa hàm lượng sắt thấp, bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương nhằm duy trì thể trạng và không làm trầm trọng thêm vấn đề quá tải sắt.
Chế độ ăn với người bệnh tan m.áu bẩm sinh chưa có biến chứng
– Nguồn cung cấp năng lượng (Glucid chiếm 65 – 68% năng lượng/ngày): Chọn nguồn cung cấp năng lượng từ gạo, ngũ cốc, khoai củ, đường mật…
– Chất đạm (Protein chiếm khoảng 12 – 15% tổng năng lượng/ngày): Nên dùng các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có giá trị sinh học cao: thịt, cá, sữa, tôm, cua…và các loại rau củ quả có có chứa nhiều đạm thực vật: đậu, đỗ…
Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như: lạp sườn, pate, xúc xích, thịt muối, cá muối….
– Chất béo (Lipid chiếm 18-20% tổng năng lượng trong một ngày): Dùng chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu đậu nành…
Hàm lượng các chất béo có nguồn gốc từ động vật chiếm 1/3, chất béo có nguồn gốc từ thực vật chiếm 2/3.
Hạn chế các thực phẩm có nhiều cholesterol và mỡ động vật: gan, lòng, bầu dục…
– Vitamin và khoáng chất: Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, kẽm và vitamin D để cho xương vững chắc như: tôm, cua, cá, …
Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hằng ngày, lượng muối từ 4 – 6g/ ngày.
– Nước uống : Hạn chế các chất kích thích và nước ngọt có ga: rượu, bia, café, coca…
– Tránh n.hiễm t.rùng : biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Tập thể dục thường xuyên , các bài thể dục phù hợp với lứa t.uổi và tình trạng bệnh.
– Tránh quá tải sắt: Hạn chế các thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao như: thịt bò, thịt trâu, thịt gà chọi, thịt chó, tim, gan… và rau có màu xanh đậm như: rau bina, cải xoong, rau ngót, rau muống, rau dền …các loại nấm.
Nên uống nước chè tươi hàng ngày và ngay sau bữa ăn để làm giảm hấp thu sắt từ thực phẩm.
Chế độ ăn với người bệnh tan m.áu bẩm sinh có biến chứng gan mật
– Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng.
– Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn các loại thịt từ súc vật non vì chứa nhiều Nucleotid (làm cho gan phải hoạt động mạnh để tổng hợp chuyển hóa).
– Nên sử dụng nhiều sữa, ăn trứng ở mức độ vừa phải.
– Tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc.
– Rau, quả tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt.
Ảnh minh họa.
Nguyên tắc chế độ ăn với bệnh nhân xơ gan
Năng lượng: chọn nguồn cung cấp năng lượng từ ngũ cốc, khoai củ, các loại đường, mật (chú ý: đường mật không dùng quá 50g/ngày).
Chất đạm: nên ăn các loại thịt nạc, thịt bò, thịt lợn, cá nạc, sữa, trứng, pho mát và đậu tương (sữa đậu nành, đậu phụ).
1 ngày: 150 – 200g thịt nạc các loại hoặc các sản phẩm thay thế tương đương.
Sữa: 200 – 400 ml sữa (sữa bò hoặc sữa đậu nành).
Chất béo: không được kiêng hoàn toàn chất béo, cần sử dụng dầu thực vật: 10 -15g/ngày. Không nên ăn các loại phủ tạng: gan, lòng, óc, bầu dục, tim.
Chú ý ăn rau quả để cung cấp Vitamin và muối khoáng, 1 ngày ăn 100 – 300g rau và 200g quả (tùy theo mức độ xơ gan).
Tránh ăn các loại thức ăn gây dị ứng : các loại nhuyễn thể (hến, ngêu, sò,…), nhộng, … hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ.
Ăn nhạt hơn trước khi mắc bệnh, nếu có phù, cổ chướng cần nấu nhạt hoàn toàn, không cho mì chính, gia vị. Nên dùng 2 thìa cà phê nước nắm/ngày.
Nguyên tắc chế độ ăn với người bệnh tan m.áu bẩm sinh có biến chứng suy thận
Tùy từng giai đoạn suy thận (độ I, độ II, độ III, độ IV) để xây dựng chế độ ăn phù hợp.
Giàu năng lượng: 35-40 kcal/kg cân nặng/ ngày.
Đủ Vitamin, yếu tố đa lượng, yếu tố vi lượng theo mức nhu cầu khuyến nghị.
Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu calci, ít phosphat.
Các thực phẩm nên dùng : Các thực phẩm có giá trị sinh học cao: thịt, cá, trứng, sữa, …
Các loại rau, quả giàu kali, hàm lượng protein thấp: Bầu, bí, mướp, ..
Các loại quả chín: Cam, quýt, ổi, dứa…
Lưu ý: Cần tuân thủ chỉ định của nhóm điều trị (bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc, và tư vấn viên khoa dinh dưỡng) để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Mắc cao huyết áp sẽ “sợ”nhất những thực phẩm này, tốt nhất nên tránh xa
Người bệnh cao huyết áp cần hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol và axit béo no, hạn chế đồ ăn nhanh chứa nhiều muối như: mì tôm, bánh mặn, gà rán và khoai tây chiên…
Theo các chuyên gia, cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là bệnh lý mạn tính khi m.áu lưu thông trong lòng mạch với áp suất tăng cao.
Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch m.áu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi m.áu cơ tim,…
Ảnh minh họa
Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.
Dấu hiệu cảnh báo người bị cao huyết áp
Chứng cao huyết áp thường không có những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng dưới đây thì cần nghĩ đến khả năng mình bị cao huyết áp:
– Xuất huyết dưới kết mạc: Trên nhãn cầu xuất hiện các đốm đỏ.
– Mặt đỏ bừng: Khi các mạch m.áu giãn nở dưới da mặt sẽ khiến mặt bạn có cảm giác nóng và đỏ mặt lên.
– Chóng mặt bất thường: Những cơn chóng mặt đột ngột xuất hiện khiến bạn không còn kiểm soát được cơ thể có thể gây ra rủi ro nặng nề nhất là đột quỵ.
– Trên thực tế, bạn còn có thể gặp một số dấu hiệu gián tiếp khác như: hồi hộp trống ngực, đổ mồ hôi liên tục ngay cả khi không hoạt động mạnh, đau đầu, khó ngủ và ra m.áu cam…
Người mắc bệnh cao huyết áp nên kiêng gì?
Ảnh minh họa
– Nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt, quá béo. Nói chung, mỗi ngày không nên dùng hơn 250 mg cholesterol từ các loại thực phẩm.
– Không nên ăn thực phẩm chế biến từ nội tạng và mỡ động vật, thịt đóng hộp, giăm bông, thịt nguội, da gia súc và gia cầm, sản phẩm làm từ sữa béo, chocolate, khoai tây chiên.
– Hạn chế một số thủy hải sản như tôm đồng, tôm biển, cua biển, mực…
Thực đơn cho người cao huyết áp cần đảm bảo như sau
– Chất đạm: Từ 0.8 đến 1g protein cho một kg cân nặng.
– Chất béo: Từ 25 đến 30 g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.
– Chất bột đường: Từ 300 đến 320 g.
– Muối ăn: Không vượt quá 6g(kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm).
– Chất xơ: Từ rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau).