Mùa rau ngót thường bắt đầu từ tháng 3, tháng 4 hàng năm. Để mua được rau ngót an toàn, nên mua rau đúng mùa, tránh mua trái vụ.
Vào mùa hè, rau ngót được lựa chọn nhiều trong các bữa ăn gia đình người Việt. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát trước đây của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thì rau ngót là một trong những loại rau chứa nhiều tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật cao và có nguy cơ gây ngộ độc.
Theo tiết lộ của một số thương lái, để rau ngót sinh trưởng tốt, đồng thời rút ngắn thời gian thu hoạch, nhiều người trồng đã phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, chưa kể nhiều nguồn đất trồng, nước tưới rau ngót bị ô nhiễm nặng… gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Để bảo vệ gia đình mình, điều quan trọng các bà nội trợ cần phải biết đó là cách lựa chọn rau sao cho đảm bảo, an toàn:
Ảnh minh họa
Lá rau ngót: Nên chọn rau ngót có lá mỏng nhưng cứng. Tuyệt đối không nên mua lá rau ngót dày mềm, hoặc lá xoăn lại, bất thường.
Màu nước rau ngót: Với rau ngót tươi ngon, khi nấu canh, màu nước xanh nhạt và trong. Nếu nước canh rau ngót trở thành màu đen hoặc bị vẩn đục, có nhiều nhớt, nổi váng xung quanh thành nồi thì tuyệt đối không nên ăn vì đó là rau ngót dư thuốc trừ sâu.
Mùi vị: Khi chế biến, nếu có vị ngai ngái, quá nồng xen lẫn mùi hắc thì đấy là rau ngót đã bị nhiễm chất độc hại, tuyệt đối không được sử dụng.
3 tác dụng phụ đáng sợ của rau ngót:
Ảnh minh họa
Tăng nguy cơ gây sảy thai
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến phụ nữ mang thai rất dễ sảy thai. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.
Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có t.iền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
Nguy cơ gây mất ngủ
Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ. Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau 1 ngày ngừng tiêu thụ. Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác dụng phụ trên.
Không tốt cho người còi xương, thiếu canxi
Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và thực phẩm khác được ăn kèm. Do đó, những người bị thiếu canxi, còi xương tốt nhất không nên ăn.
Tránh mang bệnh từ hồ bơi công cộng
Vài tuần qua, nhiều hồ bơi công cộng tại TPHCM đã bắt đầu đông đúc t.rẻ e.m. Mùa hè nắng nóng cũng là dịp học sinh rèn luyện kỹ năng bơi lội.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), cần đảm bảo vệ sinh hồ bơi công cộng, tránh nguy cơ lây bệnh.
Cần lựa chọn hồ bơi vệ sinh sạch sẽ để tránh lây bệnh cho trẻ
Nhếch nhác, không đảm bảo vệ sinh
Mới vào hè nhưng nhiều hồ bơi tại TPHCM đã thu hút một lượng lớn t.rẻ e.m “giải nhiệt”. Tuy nhiên, nhiều hồ bơi tại một số quận, huyện vẫn còn nhếch nhác, không đảm bảo vệ sinh.
Chiều 28-4, chúng tôi rảo quanh một số hồ bơi trên địa bàn quận 6, Tân Phú, Gò Vấp, quận 12… ghi nhận nhiều hồ bơi trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Tại hồ bơi trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi quận Gò Vấp (đường Thống Nhất), khu vực vệ sinh, phòng tắm có dấu hiệu xuống cấp, cũ kỹ, ẩm ướt.
“Hệ thống thoát nước hoạt động không hiệu quả dẫn đến nước từ trong các buồng tắm tràn ra hành lang, đọng từng vũng lớn”, một nhân viên quản lý hồ bơi cho biết. Phía trên, nhiều bụi, đất bám ở hành lang, không đảm bảo vệ sinh.
Tương tự, tại hồ bơi trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi quận 6 (đường Nguyễn Văn Luông), các hành lang xung quanh hồ vương vãi rác thải, lá cây, bụi bẩn bám dưới nền không được quét dọn thường xuyên, tường gạch có dấu hiệu bong tróc, nứt vỡ.
Tại đây, một số hàng quán cũng lấn chiếm một phần hồ bơi để mở quán nước và buôn bán đồ ăn vặt. Chị Trần Thị Thành (38 t.uổi, sống trên đường Nguyễn Văn Luông) cho biết, buổi chiều tối thường đưa con đến hồ bơi vận động sau những giờ học căng thẳng.
“Nhiều em nhỏ và các bậc phụ huynh thản nhiên mang đồ ăn vặt vào hồ bơi, xả rác xuống nền gạch nên không được vệ sinh lắm. Vậy nhưng bộ phận quản lý hồ bơi chẳng nhắc nhở, quan tâm gì. Nhiều khi tôi muốn cho con nghỉ bơi, nhưng đi hồ bơi khác thì ngại hơi xa”, chị Thành ngao ngán.
Tại hồ bơi Nam Long (khu dân cư Nam Long, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TPHCM) cũng nhộn nhịp t.rẻ e.m, người lớn vào những chiều cuối tuần. “Mấy hôm trời nóng quá, cho các cháu bơi lội cho thỏa thích”, chị Ngọc Hường, ngụ chung cư An Viên, cho biết và chị không mấy thích thú vì khá nhiều phụ huynh lại mang đồ ăn cho con em vào tận bể bơi, đi giày dép dính đất cát lên thành hồ.
Trong khi đó, tại hồ bơi ở Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (quận 7, TPHCM), vừa bước vào khu hồ bơi là hàng bán cá viên chiên, xúc xích, nước ngọt “án ngữ”, trông rất nhếch nhác. Dãy nhà vệ sinh, thay đồ luôn nặng mùi do không được vệ sinh kỹ lưỡng.
Mặt khác, hồ bơi không được thiết kế tách biệt t.rẻ e.m và người lớn mà chỉ dùng dây phao làm chỉ giới nên t.rẻ e.m nhiều khi “bơi lạc” qua hồ nước sâu, rất nguy hiểm.
Theo HCDC, bên cạnh các hồ bơi đạt tiêu chuẩn về thiết kế, kỹ thuật, vẫn còn nhiều hồ bơi chưa đạt yêu cầu, không đảm bảo vệ sinh.
Thiếu tá Nguyễn Chí Thành, Phó đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Phòng PC07, Công an TPHCM), cho biết: “Cho trẻ học bơi là giải pháp hữu hiệu nhất để tránh tai nạn đuối nước đáng tiếc, nhưng cũng cần bảo vệ sức khỏe cho trẻ bằng cách phải đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh các hồ bơi”.
Cần kiểm tra, giám sát thường xuyên
Qua ghi nhận tại nhiều hồ bơi công cộng, chỉ một số ít em được trang bị kính bơi, bịt mũi bằng nút cao su, còn phần lớn không được bảo hộ. Do đó, nguy cơ bị ngứa, đau mắt đỏ, viêm tai là khó tránh khỏi.
“Bệnh đau mắt đỏ thường gia tăng mùa hè, đa phần các em bị mắc có bơi ở hồ bơi công cộng”, một bác sĩ khoa Khám mắt của Bệnh viện Mắt TPHCM khuyến cáo.
Trong khi đó, các bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu TPHCM cũng ghi nhận tình trạng trẻ bị mắc các bệnh ngoài da như nấm mốc, ghẻ ngứa luôn gia tăng dịp hè mà qua khai thác bệnh sử đều có đi tắm ở hồ bơi công cộng.
Theo HCDC, nguồn nước hồ bơi mất vệ sinh khiến nguy cơ gây bệnh và lây lan dịch bệnh, nhất là khi tập trung người bơi càng đông. Nếu hồ nước không sạch, tạo điều kiện để vi trùng lọt vào vùng tai – mũi – họng và gây bệnh. Kế đến là bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) thường do virus gây ra và dễ lây lan trong hồ bơi.
Trong khi đó, một số bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa lo ngại dịch bệnh tiêu chảy cấp có thể lây lan qua nước hồ bơi, vì khi nước hồ bơi mất vệ sinh vào miệng dễ gây bệnh tiêu chảy. Hoặc khi có người mắc bệnh tiêu chảy vẫn đi bơi cũng là nguồn lây bệnh cho người khác.
Còn BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1 khuyến cáo, bệnh viêm não mô cầu rất nguy hiểm và có thể phát sinh khi bơi trong môi trường nước mất vệ sinh do vi khuẩn gây ra.
Các quy chuẩn về thiết kế hồ bơi công cộng đã được quy định rõ trong Tiêu chuẩn quốc gia, trong đó tiêu chí an toàn, vệ sinh đặt lên hàng đầu. Vì vậy, các cơ quan thẩm quyền liên quan cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.
Theo HCDC, nồng độ clor dư trong nước hồ bơi phải luôn đảm bảo 0,4-0,8mg/lít. Việc thay nước hồ bơi thường xuyên cũng là cách để hạn chế vi trùng, vi khuẩn (như vi trùng mủ xanh, nấm…) có điều kiện sinh sôi, gây bệnh.
Đồng thời, những người mắc bệnh ngoài da, đau mắt đỏ, quai bị… không nên tắm hồ bơi để tránh lây bệnh cho cộng đồng. Trước khi bơi nên tắm qua và không phóng uế, khạc nhổ trong lúc bơi. T.rẻ e.m khi bơi cần có thiết bị bảo hộ về mắt, tai…