Mẹ bầu này cho rằng mình ở nhà cả ngày, người sạch sẽ nên không cần tắm rửa nhiều.
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề, cộng thêm những mệt mỏi từ ốm nghén, mất ngủ nên nhiều mẹ dễ rơi vào tình trạng “lười”, không muốn hoạt động nhiều. Tuy vậy, tình trạng “lười” cả việc tắm rửa như bà mẹ dưới đây là hoàn toàn không nên bởi cô đã phải gánh chịu hậu quả đau lòng.
Tình huống của bà mẹ tên Xiao Yu (tên nhân vật đã thay đổi, 21 t.uổi, sống tại Hợp Phì, Trung Quốc) do một bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm lâu năm chia sẻ trên mạng xã hội. Cụ thể, Xiao Yu mang bầu ngay khi đang học năm cuối đại học. Cô đã phải bảo lưu kết quả để kết hôn và sinh con. Cũng vì vậy mà sau khi mang thai, mẹ bầu trẻ hầu như chỉ ở nhà nghỉ ngơi, dưỡng thai.
Mang bầu bé đầu lòng, Xiao Yu bị nghén rất nặng và tình trạng này kéo dài đến tận tam cá nguyệt thứ 2 chứ không kết thúc sau 3 tháng đầu như nhiều người. Mẹ chồng ở quê thấy vậy đã chuyển đến sống cùng hai vợ chồng để chăm sóc Xiao Yu. Có mẹ chồng phụ trách toàn bộ chuyện nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, Xiao Yu thoải mái nghỉ ngơi hơn. Tuy vậy do mệt mỏi, bạn bè lại đều bận học hành nên cô rất ít ra ngoài, hầu như chỉ ở nhà.
Xiao Yu “lười” tắm rửa vì nghĩ mình ở nhà cả ngày, người không bẩn. (Ảnh minh họa)
Vậy nhưng cũng chính vì sự “nhàn nhã” này mà Xiao Yu lại hình thành một thói quen không tốt. Đó chính là không tắm rửa mỗi ngày. Cô cho rằng mình cả ngày chỉ ở trong phòng điều hòa, không hề ra mồ hôi hay tiếp xúc với khói bụi nên việc tắm rửa hàng ngày là không cần thiết. Cô lựa chọn 2-3 ngày mới tắm và thay quần áo một lần.
Mẹ bầu trẻ không ngờ thói quen này đã gây ra hậu quả đáng tiếc và khiến cô hối hận không kịp. Khi mang bầu đến tuần 26, Xiao Yu bỗng thấy em bé trong bụng ít chuyển động hơn. Cô lo lắng nói với mẹ chồng và bà lập tức đưa cô đến bệnh viện kiểm tra. Khi nghe Xiao Yu trình bày rằng em bé trong bụng đã chuyển động ít đi khoảng 2 ngày, bác sĩ đã dự cảm điều không lành.
Sau khi tiến hành siêu âm, kết quả đau lòng nhất đã xảy ra. Thai nhi trong bụng không còn tim thai, Xiao Yu buộc phải tiến hành phẫu thuật để lấy thai c.hết lưu ra. Bà mẹ trẻ nghe vậy ôm mẹ chồng khóc nức nở, cô không hiểu sao mình luôn ở nhà dưỡng thai, không làm gì nặng mà em bé lại xảy ra vấn đề.
Khi đi khám, bác sĩ báo tin đau lòng rằng thai đã c.hết lưu. (Ảnh minh họa)
Sau ca phẫu thuật lấy thai lưu ra, bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe và tư vấn cho Xiao Yu để tránh trường hợp đau lòng này lặp lại trong tương lai. Lúc này cô mới biết mình bị viêm â.m đ.ạo nặng, vi khuẩn từ â.m đ.ạo tiến sâu vào bên trong rồi ăn mòn màng ối, n.hiễm t.rùng nước ối và khiến em bé không sống được. Bác sĩ hỏi ra mới biết Xiao Yu 2-3 ngày mới tắm một lần và cũng không thay đồ lót.
Bác sĩ cho biết viêm â.m đ.ạo dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai vì hormone tăng lên khiến dịch tiết â.m đ.ạo nhiều hơn. Xiao Yu không tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày nên tình trạng này càng nặng hơn và dẫn đến hậu quả mất con.
Qua tình huống của bà mẹ trẻ, bác sĩ cảnh báo mẹ bầu cần giữ vệ sinh sạch sẽ và theo dõi sức khỏe cẩn thận. Khi có bất kỳ thắc mắc nào mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ có chuyên môn thay vì chủ quan, tự suy diễn.
Mẹ bầu cần làm gì để tránh viêm â.m đ.ạo?
Bà bầu rất dễ bị viêm â.m đ.ạo và có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Để hạn chế viêm â.m đ.ạo khi mang thai, mẹ hãy thực hiện các biện pháp sau đây:
– Mặc đồ lót rộng rãi và thoáng khí (ưu tiên chất liệu cotton).
– Thực hiện tốt vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ t.ình d.ục.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
– Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
– Ăn các sản phẩm sữa chua có nhiều lợi khuẩn.
– Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. Nếu có thể hãy là quần lót sạch bằng bàn là nóng để t.iêu d.iệt nốt những bào tử nấm còn sót lại ở quần.
Đặc biệt, khi có dấu hiệu ngứa vùng kín, ra dịch có màu, mùi lạ, mẹ bầu nên đi khám sớm để bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.
Củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu, cách dùng thế nào?
Củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu? Củ gai vị ngọt, lành tính, không độc có tác dụng an thai, cầm m.áu, giải độc, giải nhiệt hiệu quả cho bà bầu.
Củ gai hay còn gọi là tầm ma, tầm gai, cây gai bánh. Củ gai là phần rễ của cây gai, giống như củ khoai, củ sắn… Củ gai có hình trụ, dài từ 8 – 25cm, đường kính từ 0,8 – 2cm, màu nâu xám hoặc nâu sẫm Củ gai ở nước ta có nhiều ở Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ… Củ được đào về cùng cây gai. Củ gai và rễ gai được rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc sấy khô.
Vậy củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu hay bà bầu có nên sử dụng củ gai khô hay không?
Hình ảnh củ gai khô.
Hình ảnh củ gai tươi.
Củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu?
Củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu hay bà bầu có dùng được củ gai khô không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.
Củ gai có vị ngọt, lành tính, không độc và có tác dụng an thai. Bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng được củ gai. Củ gai khô có tác dụng an thai và sử dụng được cho những mẹ bầu có thể trạng bình thường. Còn đối với những mẹ bầu dọa sảy, có dấu hiệu dọa sảy như ra m.áu, ra dịch màu nâu, tụ dịch màng nuôi, thai yếu hay có t.iền sử thai lưu, sinh non… thì được khuyến cáo nên sử dụng của gai tươi. Củ gai khi được làm khô thì tác dụng dược liệu chỉ còn khoảng 30% so với củ gai tươi.
Vậy, tác dụng của củ gai đối với bà bầu là gì? Những tác dụng mà củ gai mang lại cho bà bầu đó là:
– Củ gai tác dụng an thai cho mẹ bầu
Củ gai có tác dụng an thai, ổn định thai nhi. Những mẹ bầu có hiện tượng xuất huyết â.m đ.ạo và đau bụng, thai nhi vẫn còn trong bụng chưa bị đẩy ra ngoài thì củ gai tươi có tác dụng giúp cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra.
Những mẹ bầu bị động thai, dọa sảy thai thì sử dụng củ gai tươi sẽ giúp an thai, định thai.
Cách sử dụng củ gai khô cho bà bầu:
Dùng khoảng 30g củ gai khô rửa bằng nước sạch, cho vào nồi đun với 800ml – 1l nước, đun sôi 15 phút là có thể dùng để uống được. Một ngày có thể đun 2 – 3 lần để uống.
Củ gai có tác dụng an thai cho mẹ bầu (Ảnh minh họa)
– Tác dụng giảm tình trạng ra m.áu khi mang thai
Đối với những mẹ bầu bị ra m.áu trong thai kỳ, có thể nấu củ gai với nấm, hạt sen, thêm vài ngọn ngải cứu, tía tô và ăn nóng có thể khiến tình trạng ra m.áu thuyên giảm.
– Củ gai giúp giảm ốm nghén
Mẹ bầu có thể nấu nước củ gai khô hoặc tươi, thêm vài thanh mí, cỏ ngọt, cam thảo hoặc đường phèn uống trong 3 ngày có tác dụng giảm tình trạng ốm nghén. Ngoài ra, mẹ bầu có thể nấu nước củ gai cùng đậu đen xanh lòng đã rang chín và uống.
– Củ gai có tác dụng đối với mẹ bầu dọa sảy, động thai
Đối với những mẹ bầu có dấu hiệu dọa sảy thai, bị động thai như ra huyết nâu đỏ, rau bị bóc tách 1 phần hay còn gọi là bong nhau, bong màng nuôi… thì uống nước củ gai có tác dụng cầm m.áu và ổn định thai.
Cách sử dụng củ gai cho mẹ bầu dọa sảy, động thai:
Sử dụng 150 – 200g củ gai rửa sạch, thái lát mỏng đun với 1l nước trong 30 – 40 phút rồi uống. Ngày đun 2 – 3 lần. Sử dụng trong 3 ngày đầu.
4 ngày sau đó sử dụng 100g củ gai nấu như trên. Phần củ gai sau khi đun lấy nước uống thì bà bầu nên ăn hết, không nên bỏ.
Củ gai giúp an thai (Ảnh minh họa)
– Củ gai có tác dụng giúp chuyển phôi thai làm tổ
Củ gai có tác dụng giúp chuyển phôi thai làm tổ trong tử cung thuận lợi hơn. Theo nguyên tắc phôi thai sẽ hình thành, làm tổ bám vào tử cung của mẹ trong 5 – 7 ngày kể từ ngày được thụ thai thành công. Bà bầu sử dụng củ gai có tác dụng giúp cho phôi thai bám vào tử cung thuận lợi hơn.
Cách sử dụng:
Dùng 100g củ gai tươi đun với 300 – 400ml nước, uống ngày 3 lần và uống trước khi chuyển phôi 3 ngày. Sau khi chuyển phôi thì uống liên tục trong 7 ngày.
Một số lưu ý khi bà bầu dùng củ gai
– Nếu bà bầu trữ nước củ gai trong tủ lạnh thì làm nóng lại trước khi uống. Không trữ nước quá lâu. Nên uống đến đâu đun đến đấy. Uống trong ngày.
– Củ gai tươi không bảo quản được trong ngăn đá tủ lạnh.
– Mua củ gai ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo sức khỏe.
Củ gai tuy có tác dụng an thai tốt cho bà bầu, tuy nhiên mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho bản thân và thai nhi.