Vì đảm nhận hơn 500 chức năng trong cơ thể nên khi gan yếu sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người.
Gan là cơ quan chuyển hóa và giải độc chủ chốt, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của con người.
Một số chức năng quan trọng của gan phải kể tới:
– Chuyển hóa chất dinh dưỡng: Gan có vai trò trung tâm trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể, vai trò tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng như: chất béo, carbohydrate và protein.
– Thanh lọc và đào thải độc tố: Trong cơ thể, m.áu từ các cơ quan tiêu hóa tới gan thường mang theo chất dinh dưỡng, thuốc và các chất độc hại. Gan phát huy chức năng giải độc bằng cách xử lý, chuyển đổi các chất độc hại thành chất ít độc hại hơn nhiều sau đó vận chuyển tới thận và thải ra ngoài.
– Lưu trữ năng lượng: Bên cạnh việc tích lũy và giải phóng năng lượng, gan lưu trữ các vitamin, khoáng chất khác và giải phóng, đẩy chúng lại m.áu khi cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể.
Dấu hiệu nào chứng tỏ gan yếu?
Theo các chuyên gia gan mật, chức năng gan có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như rượu bia, các độc tố, chất bảo quản có trong thực phẩm, virus…
Khi gan quá tải và bị tổn thương ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ thấy một số triệu chứng đơn giản như mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, mụn nhọt mẩn ngứa, vàng da, đau hạ sườn phải….
Tuy nhiên một khi những triệu chứng trở nên rõ ràng, dễ nhận biết thì đa phần gan đã tổn thương quá nặng rất khó có khả năng phục hồi. Thậm chí bệnh có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan và t.ử v.ong trong một thời gian rất ngắn. Vì vậy, chăm sóc, bảo vệ, giải độc gan cần phải được chú trọng và thực hiện hàng ngày để có một lá gan khỏe mạnh.
Những biện pháp giúp gan khỏe mạnh
Vì gan rất dễ bị tổn thương nhưng lại ít có biểu hiện rõ ràng chứng tỏ nó đang bị suy yếu nên điều quan trọng nhất chúng ta cần làm hàng ngày là bảo vệ, tăng cường chức năng cho gan.
Dưới đây là những nguyên tắc giúp bảo vệ lá gan:
Hạn chế rượu bia: Nếu buộc phải sử dụng rượu bia thì nên dùng với lượng vừa phải theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 25ml mỗi ngày với rượu 40 độ, hoặc 50ml thức uống có cồn 20 độ.
Dinh dưỡng hợp lý: chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và ăn uống đầy đủ, cân bằng các loại chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, ăn nhiều thực phẩm tươi, giàu chất xơ – rau xanh, trái cây…, tránh ăn nhiều đồ chiên, nướng và uống đủ nước (khoảng 2,5 lít mỗi ngày).
Tăng cường vận động: tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và điều độ là một trong những phương pháp hiệu quả để bảo vệ gan và giữ cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.
Khám sức khỏe định kỳ: việc đi khám sức khỏe định kỳ (6 tháng một lần) là cần thiết để biết tình trạng của gan và điều trị kịp thời nếu mắc các bệnh về gan.
Triệu chứng âm thầm báo hiệu ung thư túi mật mà bạn nên biết
Ung thư túi mật là một bệnh lý tương đối hiếm gặp và có dự hậu xấu. Đây là một loại ung thư điều trị khó do ung thư lan rộng, nhanh và thường di căn vào các cơ quan kế cận.
Những ung thư túi mật khi còn nhỏ thường không có triệu chứng, nó có thể được phát hiện tình cờ trong mảnh sinh thiết túi mật do viêm và sỏi. Tuy nhiên một số triệu chứng dưới đây giúp gợi ý khi mắc căn bệnh này.
Khi ung thư túi mật đã có triệu chứng thì triệu chứng thường gặp nhất là đau hạ sườn phải thường xuất hiện trong 3/4 trường hợp hoặc đau vùng 1/4 trên bên phải, kế đến là bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vàng da và gầy sút hoặc bệnh nhân nhập viện trong tình trạng buồn nôn và nôn.
Khoảng 10% bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng gợi ý như viêm túi mật hoặc được phát hiện trong hoặc sau khi mổ túi mật.
Khám lâm sàng có thể phát hiện dấu hiệu vàng da, vàng mắt, sờ được khối hoặc mảng cứng nằm ở hạ sườn phải ngay dưới gan và di động theo nhịp thở trong khoảng 40% trường hợp. Triệu chứng cổ trướng hoặc các dấu hiệu của một ung thư màng bụng hoặc gan to do di căn ung thư xuất hiện trong khoảng 10% trường hợp.
Để chẩn đoán chính xác ung thư mật, trước hết phải khám sàng lọc các yếu tố liên quan đến gia đình. Sau đó, thăm khám lâm sàng: Kiểm tra vùng bụng để xác định những bất thường nếu có như u cục, đau hoặc tích tụ dịch. Da và mắt sẽ được kiểm tra xem có màu vàng bất thường không. Các hạch bạch huyết cũng được khám để tìm khối u có thể xuất hiện nếu ung thư túi mật đã lây lan đến các hạch này.
Ngoài ra, cần làm một số xét nghiệm: siêu âm, CT scanner bụng (siêu âm và CT scanner còn giúp hướng dẫn chọc kim sinh thiết khối u giúp chẩn đoán tế bào học), xét nghiệm m.áu, xét nghiệm hình ảnh, nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).
Cần lưu ý, một số tổn thương túi mật có thể nhầm với ung thư túi mật như adenoma túi mật, u mỡ, ứ đọng trong túi mật chất dạng cholesterol, polyp túi mật. Trong trường hợp ung thư túi mật lan vào đường mật chính thì cần phân biệt với ung thư đường mật và ung thư đầu tụy. Để tránh nhầm lẫn, cần làm các xét nghiệm như siêu âm, CT scanner, chụp đường mật có cản quang hoặc nội soi ổ bụng.
Vì vậy, khi có một số dấu hiệu bất thường như đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, vàng da, vàng mắt, u cục ở bụng… hoặc ăn kém ngon miệng, giảm cân, sốt, ngứa da, nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt hay chứa nhiều dầu mỡ… cần tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.