Khô họng sau khi thức dậy là tình trạng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô họng sau khi thức dậy như do thói quen ngủ há miệng hay do bệnh lý như viêm amidan, cảm lạnh,..
Bài Viết Liên Quan
- Công dụng của loại cà phê được nhiều người Việt uống hằng ngày
- Ngã vì điện giật, nam thanh niên nứt sọ 2 bên nguy kịch
- Bài thuốc, cách xử trí khi bị say nắng
Các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng cho biết, khô họng sau khi thức dậy là một triệu chứng chứ không phải tên một bệnh lý.
Khô họng sau khi thức dậy được biểu hiện thông qua việc bị giảm tiết nước bọt ở trong khoang miệng. Lúc này bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở cổ họng, miệng khô và thậm chí là đau rát. Mặc dù đây chỉ là một triệu chứng khá nhỏ và có nhiều người sẽ gặp phải. Tuy nhiên vẫn cần phải quan sát và chú ý khi có những dấu hiệu bất thường khác kèm theo.
1. Nguyên nhân gây khô họng sau khi thức dậy là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây khô họng sau khi thức dậy, có thể bắt nguồn từ một số thói quen xấu khi ngủ hoặc có nguyên nhân do bệnh lý gây ra. Cụ thể như sau:
– Thói quen mở miệng khi ngủ
Đây là lý do phổ biến gây khô họng sau khi thức dậy mà nhiều người không để ý tới. Nguyên nhân này được giải thích là do không khí bên ngoài tác động vào vùng khoang miệng gây khô nước bọt từ đó dẫn tới khô họng.
Há miệng khi ngủ có thể khiến bạn bị khô họng sau khi thức dậy (Ảnh: Internet)
Nghiêm trọng hơn, nếu bật điều hòa hay quạt gió thổi thẳng vào người thì thói quen này có thể khiến bạn bị viêm họng.
Cơ thể bị mất nước
Đây là một nguyên nhân dễ hiểu dẫn tới tình trạng khô và đau họng. Khi bạn không uống đủ nước, cơ thể bị mất nước dẫn tới không tiết ra đủ lượng nước bọt như bình thường. Từ đó gây ra khô họng sau khi thức dậy.
Bị cảm cúm
Cảm cúm là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, nhất là vào mùa khô hanh, khi vi sinh vật gây bệnh có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, nguy cơ gây bệnh cũng cao hơn.
Một trong những biểu hiện của cảm cúm do siêu vi khuẩn chính là khô họng.
Bị dị ứng hay sốt
Khi hệ miễn dịch của cơ thể có sự phản ứng quá mức với các tác nhân vô hại thông thường có thể gây ra dị ứng. Dị ứng có thể gây ra những biểu hiện như đau họng hay họng bị khô rát.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là một bệnh n.hiễm t.rùng có biểu hiện là khô và ngứa họng. Nhiều người hiểu lầm rằng thời tiết lạnh chính là nguyên nhân gây ra bệnh cúm, cảm. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Bạn chỉ bị bệnh khi dính phải virus cảm cúm.
Vào mùa đông, mọi người thường dễ bị bệnh cảm lạnh hơn vì đây là thời điểm chủng loại virus này phát triển mạnh mẽ nhất. Nhất là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Cảm lạnh là một bệnh n.hiễm t.rùng có biểu hiện là khô và ngứa họng (Ảnh: Internet)
Viêm họng
Viêm họng do liên cầu khuẩn là một dạng n.hiễm t.rùng họng do vi khuẩn gây ra. Khi bị vi khuẩn này xâm nhập, họng của người bệnh sẽ bị đau nghiệm trọng. Tuy nhiên, đôi khi khô họng cũng là một dấu hiệu của dạng n.hiễm t.rùng cổ họng này.
Viêm amidan
Viêm amidan là một dạng viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau. Khi bị viêm amidan, ngoài dấu hiệu amidan bị sưng đỏ và mủ trắng thì họng có thể bị khô, rát kèm theo khó nuốt.
Mọi người thường gọi viêm amiđan là amiđan. Viêm amiđan có thể do một trong hai loại vi khuẩn hoặc virus gây ra. Viêm amiđan có thể là nguyên nhân khiến bạn bị họng khô.
Bệnh bạch cầu đơn nhân (Mononucleosis)
Mononucleosis là căn bệnh do siêu vi khuẩn gây ra. Bệnh bạch cầu đơn nhân này có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường nước bọt. Dấu hiệu phổ biến của bệnh bạch cầu đơn nhân chính là khô cổ họng.
2. Khô cổ họng có nguy hiểm không?
Trên thực tế, khô miệng hay khô họng có thể gây ra một số bất tiện trong sinh hoạt và những biến chứng răng miệng khác. Cụ thể như sau:
– Có tác động tiêu cực tới tâm lý người bệnh, gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống
Người bị khô họng có những tác động tiêu cực tới vị giác (Ảnh: Internet)
– Thay đổi vị giác
– Tăng nguy cơ bị n.hiễm t.rùng răng miệng
– Đẩy nhanh quá trình thoái hóa răng. Điều này có thể gây ra hôi miệng, sâu răng hay những dạng viêm nhiễm khác của khoang miệng.
3. Cách phòng tránh khô họng sau khi thức dậy
Để tránh cho việc miệng, khô họng sau khi thức dậy bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:
– Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
Tùy vào thể trạng khác nhau của từng người và mức độ hoạt động mà bạn nên có công thức bổ sung lượng nước cho phù hợp.
Khi uống nước, nên chia thành nhiều lần uống, không nên chỉ uống nước khi thấy khát. Tốt nhất, hãy giữ độ ẩm trong miệng một cách hợp lý. Nước quá nóng hay quá lạnh cũng không tốt cho sức khỏe khoang miệng.
– Kích thích tuyến nước bọt tiết ra bằng cách nhai kẹo cao su (gum) không đường hay những loại kẹo mút không đường.
Nếu bị khô họng, bạn có thể thử nhai kẹo cao su hoặc kẹo mút không đường để kích thích tuyến nước bọt (Ảnh: Internet)
– Hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có chứa caffein hay hút t.huốc l.á , do những thành phần này có thể làm tăng cảm giác khô miệng, khô họng.
– Hạn chế sử dụng các loại nước có nồng độ cồn cao
Nguyên nhân là do cồn có thể khiến miệng trở nên khô hơn. Bởi vậy mà bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch khoang miệng cũng như hạn chế viêm nhiễm hiệu quả.
– Nếu bị ngạt mũi nên có các biện pháp điều trị tận gốc, không nên lạm dụng việc thở bằng miệng bởi có thể gây mất độ ẩm dẫn tới khô miệng.
– Tăng độ ẩm trong phòng ngủ
Để giảm việc bị khô họng sau khi thức dậy, nhất là đối với những người có thói quen sử dụng quạt hay điều hòa thì việc tăng độ ẩm cho phòng ngủ là điều cần thiết.
Thuốc xịt họng, dễ dùng nhưng những ai nên tránh tuyệt đối?
Sau một vài lần dùng thuốc xịt họng vì tiện lợi, hiệu quả nhanh, không ít người lạm dụng, để hậu quả tăng nặng.
Thời tiết giao mùa khiến nhiều người khó chịu khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản… Đa số người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự ý mua các loại thuốc dạng xịt vì tiện lợi, dễ sử dụng, trong số đó có không ít người đã lạm dụng và dùng thuốc sai cách.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, nhiều người khi đến khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng chia sẻ thường xuyên sử dụng thuốc xịt họng vì tiện lợi, có thể dùng mọi lúc mọi nơi và thấy hiệu quả nhanh. Do đó, những lần sau nếu thấy hơi đau họng, lập tức lấy thuốc ra xịt liên tục, nhiều lần, cứ thế dẫn đến lạm dụng thuốc, hiệu quả giảm đi rõ rệt thậm chí còn thấy khó chịu với các triệu chứng tăng nặng.
Ảnh minh hoạ
Một số khác sử dụng thuốc xịt họng… còn dở trong lần được kê đơn trị viêm họng trước đây với mong muốn có hơi thở thơm tho, dùng nhiều lần trong ngày không theo chỉ định, khiến bệnh nhân bị kích thích tại chỗ vùng hầu họng. Tình trạng không những không cải thiện mà còn gây cảm giác ngứa rát họng, miệng khô, ăn uống khó khăn, mất cảm giác.
Dùng thuốc xịt họng trong trường hợp nào?
Có nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau, thường là kháng sinh hoặc kháng viêm sử dụng tại chỗ. Ngoài ra, thuốc có tác động trên một số vi khuẩn nên cũng có thể làm giảm hôi miệng.
Bên cạnh đó, thuốc xịt họng còn có tác dụng điều trị hỗ trợ tại chỗ có tính kháng khuẩn trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi, viêm họng – mũi, viêm họng, viêm amiđan, sau cắt amiđan, viêm thanh quản, viêm khí quản.
“Thuốc không dùng được trong trường hợp dị ứng thuốc, trẻ sơ sinh (dưới 30 tháng t.uổi) do nguy cơ gây co thắt thanh quản” – PGS.TS Bích Đào khẳng định.
Dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng loại thuốc xịt họng nào cho người bệnh với liều lượng và thời gian cần thiết. Có nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau:
Thuốc chứa kháng sinh đa peptid: như benzakonium, fulsagin, hexaspray, neomycin… dùng trong các trường hợp bị viêm nhiễm vùng hầu họng do vi khuẩn như viêm họng, viêm amiđan, viêm VA, viêm thanh quản…
Thuốc chứa corticoid: như betamethasol, fluticasol (seretide, flixotide)… có tính chất dự phòng các cơn co thắt phế quản nhưng do dạng bào chế đặc biệt cũng như hàm lượng thuốc thấp nên việc sử dụng lâu dài cũng không gây ra những tác dụng toàn thân.
Thuốc chứa các hoạt chất giãn phế quản: như salbutamol, terbutalin, bambec, berodual… Các thuốc thuộc nhóm này thường được chỉ định cắt cơn co thắt phế quản cũng như cho việc vận chuyển chất nhầy được dễ dàng cho các bệnh nhân hen phế quản cấp hoặc mạn tính.
Cách dùng đúng thuốc xịt họng
Liều lượng và số lần dùng thuốc ở người lớn và t.rẻ e.m khác nhau nên người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Thường điều trị không quá 10 ngày; nếu trên thời hạn này, cần xem xét lại việc điều trị.
Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, cần thực hiện đúng thao tác:
Trước khi sử dụng lần đầu, nhấn 5 lần lên nút ấn để khởi động bơm định liều.
Bình xịt phải được giữ thẳng đứng giữa ngón cái và ngón trỏ, ống tra ở phía trên.
Khi sử dụng, đặt ống tra miệng (màu trắng) trong miệng và ngậm môi lại, sau đó nhấn mạnh và lâu lên nút ấn đồng thời hít sâu. Thực hiện cũng cùng một thao tác khi dùng để xịt vào mũi sau khi đã gắn ống tra tương ứng.
Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe tổng thể, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú để cân nhắc cách dùng hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu dùng dài hạn thuốc có khả năng gây mất cân bằng hệ tạp khuẩn bình thường với nguy cơ khuếch tán vi khuẩn. Đặc biệt, thuốc có thể gây phản ứng tại chỗ tạm thời kiểu kích thích vùng miệng – hầu họng thì cần gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn biện pháp khắc phục.