Đau đầu mua óc lợn về ăn tưởng tốt, không ngờ đây lại là sai lầm nhiều người mắc phải

Nhiều người bị đau đầu thường mua óc lợn về hầm hoặc hấp ăn với mong muốn khỏi đau đầu, tuy nhiên đây là một sai lầm rất thường gặp.

Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng cho biết khi nói đến việc ăn nội tạng động vật nhiều người thường nghĩ ngay đến mỡ m.áu, rối loạn mỡ m.áu vì cho rằng đây là đồ ăn nhiều cholesterol.

Theo bác sĩ Vi điều này chỉ đúng một phần, bởi nội tạng động vật chỉ không tốt với những người đang có sẵn bệnh lý, hoặc ăn quá nhiều. Còn xét về khía cạnh dinh dưỡng, nội tạng động vật cũng có một số tác dụng nếu ăn vừa đủ.

Ngoài ra, cũng có một số quan niệm sai lầm khi ăn uống nội tạng động vật, điển hình như việc ăn óc động vật (chủ yếu là óc lợn) để chữa khỏi đau đầu, cho trẻ ăn óc lợn để thông minh hơn hay ăn tiết canh để lấy may (lấy đỏ). Bác sĩ Tường Vi cho biết đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều.

dau dau mua oc lon ve an tuong tot khong ngo day lai la sai lam nhieu nguoi mac phai 08d 5740393

Óc lợn chứa nhiều cholesterol vì thế tuyệt đối không nên ăn nhiều.

Theo đó, óc lợn có nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… không thua kém gì thịt lợn, tuy nhiên trong óc lợn lại chứa hàm lượng cholesterol rất lớn, còn nhiều hơn cả thịt lợn.

Theo số liệu thống kê, cứ trong 100g óc lợn có 3.100mg cholesterol, số lượng này cao hơn rất nhiều so với các loại thịt khác. Vì thế nếu sử dụng óc lợn quá nhiều sẽ gây tăng lượng cholesterol, ảnh hưởng tới quá trình hấp thu và trao đổi chất trong cơ thể.

Nếu lượng cholesterol quá cao sẽ tích lại ở mạch m.áu trong một thời gian dài, hình thành xơ cứng động mạch, lòng động mạch bị hẹp lại. Hậu quả là sự vận chuyển m.áu trong cơ thể bị cản trở, từ đó dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Còn đối với tiết canh, dù đã được truyền thông nhiều nhưng vẫn có không ít người sử dụng loại đồ ăn này. Theo bác sĩ Tường Vi, việc sử dụng tiết canh sẽ để lại rất nhiều nguy cơ với sức khỏe, điển hình nhất đó là việc bị nhiễm khuẩn liên cầu có thể dẫn đến t.ử v.ong.

dau dau mua oc lon ve an tuong tot khong ngo day lai la sai lam nhieu nguoi mac phai 55b 5740393

Với người bình thường không có bệnh lý tiềm tàng có thể ăn được nội tạng nhưng không nên ăn nhiều. (ARnh minh họa)

Theo vị chuyên gia này, các bộ phận nội tạng động vật như tim, gan, lòng, óc, bầu dục… xét về giá trị dinh dưỡng thì nó đều có những giá trị riêng đối với cơ thể. Trong phủ tạng có nhiều muối vô cơ, vitamin rất phong phú, điển hình như gan là tạng có nhiều sắt và vi chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, dù có nhiều chất nhưng bất cứ loại thực phẩm nào nếu ăn quá nhiều cũng không hề tốt cho sức khỏe.

“Như đã nói, vấn đề mọi người lo ngại nhất khi ăn nội tạng động vật đó là sợ mỡ m.áu, sợ mắc các bệnh chuyển hóa do phủ tạng chứa nhiều đạm, chất béo không no, hàm lượng cholesterol cao…

Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng hợp lý và điều độ thì nội tạng vẫn có những giá trị nhất định với cơ thể. Với những người bị rối loại chuyển hóa, có cholesterol cao, bị gút, béo phì… không nên ăn nội tạng động vật”, bác sĩ Tường Vi nói.

Theo đó, để đảm bảo sức khoẻ những người khỏe mạnh chỉ nên sử các loại nội tạng 1 lần/ tuần, lượng sử dụng các nội tạng ở mức độ vừa phải. Mua phủ tạng có nguồn gốc rõ ràng và nấu chín trước ăn. Tuyệt đối không ăn sống hay ăn tái các phủ tạng vì nguy cơ ngộ độc rất cao.

Bác sĩ Vi khuyến cáo, tốt nhất nên lựa chọn nội tạng về nhà tự chế biến để đảm bảo an toàn, bởi các phủ tạng đã được tẩy trắng ăn vào sẽ rất nguy hiểm. “Nội tạng là loại thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn đã nấu chín và không sử dụng hết, lượng nội tạng thừa cũng nên bỏ đi không nên ăn sau khi đã để qua đêm vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc”, bác sĩ Vi khuyên.

Nấm linh chi dưỡng tâm, an thần

Nấm linh chi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch của cơ thể. Có thể dùng linh chi dưới dạng bột nghiền mịn pha với nước uống, hoặc cho linh chi thái lát mỏng vào phích nước nóng, để một giờ, sau đó uống dần trong ngày.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại nấm linh chi có tác dụng ổn định huyết áp, tăng cường tuần hoàn m.áu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hòa k.inh n.guyệt, chống dị ứng, kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống bệnh béo phì, phòng chữa bệnh tiểu đường, bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…

Theo đông y, nấm linh chi (linh chi) vị đắng tính hàn, lợi về kinh tâm, phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, ngày dùng 6-12g.

Có thể dùng linh chi dưới dạng bột nghiền mịn pha với nước uống, hoặc cho linh chi thái lát mỏng vào phích nước nóng, để một giờ, sau đó uống dần trong ngày.

Nấm linh chi lấy nước nấu các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu.

nam linh chi duong tam an than 73a 5739694

Linh chi lợi phế hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp, viêm khí phế quản

Lưu ý nấm linh chi là thuốc bổ, nhưng khi dùng nếu thấy khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Khi sử dụng linh chi tán bột cần uống nhiều nước, không sử dụng trong thời gian dài liên tục.

Theo Thần Nông Bản Thảo có 6 loại linh chi: Linh chi đỏ, linh chi xanh, linh chi vàng, linh chi trắng, linh chi đen, linh chi tím.

Trong 6 loại kể trên thì nấm linh chi đỏ được được chứng minh là tốt cho sức khỏe hơn cả. Phối hợp nấm linh chi với các thảo dược khác như nhân sâm, hồng táo, tam thất, ngân nhĩ, cam thảo trong phòng và chữa bệnh với những bài thuốc như sau :

Thuốc bổ não, ích trí, nhuận phế, trị suy nhược thần kinh, huyết áp thấp: Linh chi 10g và nhân sâm 5g, tán bột mịn trộn đều, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3g, chiêu với nước ấm. Người huyết áp cao không nên dùng.

Bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, hạ huyết áp, giảm xơ vỡ động mạch: Linh chi 9g, tam thất 6g. Sắc uống.

Trị mất ngủ, suy nhược thần kinh : Linh chi 9g, lá vông 12g, lá sen 12g, lá vông 12g, cúc hoa 10g. Các vị thuốc hãm với nước sôi hoặc sắc uống trong ngày.

Tư âm, nhuận phế, trừ đờm, dùng cho người bị viêm phế quản, suy nhược cơ thể: Linh chi, ngân nhĩ, lượng bằng nhau, tán nhỏ, ngày dùng 10g, hãm với nước sôi 30 phút là dùng được.

Trị rối loạn giấc ngủ, dưỡng nhan, mát gan: Linh chi 6g, hồng táo 4g, cam thảo 2g. Các vị thuốc hãm với nước sôi uống như trà.

nam linh chi duong tam an than 925 5739694

Trị viêm khí phế quản, hen suyễn, ho gà: Linh chi 10g, bách hợp 10g, trần bì 8g. Sắc uống trong ngày.

Trị ăn uống kém, mất ngủ, suy nhược thần kinh: Linh chi 10g, tang thầm 10g, long nhãn 10g. Sắc uống trong ngày.

Giải nhiệt cơ thể, nâng cao thể lực, bồi bổ sức khỏe: Nấm linh chi 30g, thái lát, cho vào ấm đun cùng với 500ml nước, đun khoảng 3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5-10 phút rồi đun nhỏ lửa liu riu khoảng 30 phút, còn 300 ml.

Chắt nước ra. Dùng kéo cắt nhỏ lát linh chi, thêm nước, đun tiếp lấy nước 2 và nước 3: Hòa lẫn 3 nước với nhau và bảo quản trong tủ lạnh.

Chia uống trong ngày, uống lúc đói bụng, có thể thêm mật ong, đường phèn cho dễ uống. Bã linh chi phơi khô đun lấy nước dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.

Trị chứng mất ngủ, hồi hộp, trị chứng phế hư, hen xuyễn, người bị viêm gan, suy nhược cơ thể: Linh chi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3g chiêu với nước ấm. Hoặc cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.

Tuy khó uống, vì dược liệu không tan trong nước, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *