Chỉ một vết mò đốt có thể mắc bệnh sốt mò nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh sốt mò khó chẩn đoán, bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị đặc hiệu.

Bài Viết Liên Quan

chi mot vet mo dot co the mac benh sot mo nhieu bien chung nguy hiem 2d6 5397806

Bệnh sốt mò khó chẩn đoán, thường phát hiện khi bệnh đã biến chứng nặng

TS.BS Hoàng Công Tình (Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình) cho biết: Bệnh viện vừa tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân Bùi Thị T. (ở Quốc Oai, Hà Nội) mắc bệnh sốt mò với nhiều biến chứng nặng.

chi mot vet mo dot co the mac benh sot mo nhieu bien chung nguy hiem 97d 5397806

TS.BS Hoàng Công Tình (Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình) thăm khám và điều trị cho bệnh nhân Bùi Thị T. (ở Quốc Oai, Hà Nội) mắc bệnh sốt mò với nhiều biến chứng nặng. (Ảnh: BS cung cấp)

Trước khi nhập viện 1 tuần, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng: Sốt cao liên tục, sưng hạch góc hàm, có 1 vết loét ở vùng cổ bên trái. Trước đó, bệnh nhân có đi nhặt củi ở trong vườn nhà. Đi khám ở y tế cơ sở, bệnh nhân đã được truyền dịch và dùng kháng sinh, nhưng tình trạng bệnh không cải thiện.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình để tiếp tục theo dõi. Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện một vết thương nghi do mò đốt ở vùng cổ bên trái của bệnh nhân, vết thương không gây đau.

Khi nhập viện, bệnh nhân ở trong tình trạng n.hiễm t.rùng, nhiễm độc, rối loạn nước điện giải, suy chức năng gan, viêm phổi, sốt cao mê sảng và nôn nhiều.

“Khi bệnh nhân nhập viện, dựa vào dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ, đặc điểm của vết thương, chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân bị sốt mò và điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. Sau 2 ngày điều trị, hiện tình trạng sốt của bệnh nhân đã được kiểm soát, các tạng bị tổn thương đã có dấu hiệu hồi phục. May mắn là bệnh nhân đã được chẩn đoán kịp thời, điều trị kháng sinh đặc hiệu; nếu không, bệnh sốt mò rất dễ tiến triển nặng hơn và có nguy cơ t.ử v.ong” , TS.BS Hoàng Công Tình cho biết.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khoảng tháng 9 – 10 trong năm là thời điểm dễ phát sinh bệnh sốt mò. Người mắc bệnh này thường sốt nhưng không rõ nguyên nhân, rất khó phát hiện nên cần có những hiểu biết cụ thể về bệnh để điều trị và theo dõi.

Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis (Orientia tsutsugamushi) gây nên, bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đặc hiệu.

Đặc biệt, bệnh sốt mò có biểu hiện đa dạng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, hiện không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán. Mọi lứa t.uổi đều có thể mắc bệnh này, nhưng thường gặp ở lứa t.uổi lao động. Bệnh có thể gặp rải rác trong năm, hay gặp chủ yếu về mùa mưa và nắng nóng.

Bệnh sốt mò nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh đặc hiệu, dễ dẫn đến suy đa tạng và t.ử v.ong. Kháng sinh điều trị sốt mò là những kháng sinh thế hệ cũ, giá thành thấp, nhưng rất đặc hiệu với sốt mò.

Tuy nhiên, sốt mò không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định, biểu hiện của sốt mò rất giống với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác nên dễ nhầm và bỏ sót bệnh, đặc biệt là các trường hợp không tìm được vết mò đốt và bệnh đã ở giai đoạn nặng khi đã có suy đa phủ tạng. Nếu được chẩn đoán đúng bệnh sốt mò, tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân sẽ cải thiện rất nhanh chóng, đặc biệt là dấu hiệu sốt, cải thiện các tạng bị suy.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh sốt mò

Theo BS. Hoàng Công Tình, mầm bệnh Rickettsia orientalis có ở trên ấu trùng mò và một số loài vật gặm nhấm, thú nhỏ như: Chuột, chim hoặc ở chó, lợn, gà (ít gặp hơn)… được truyền sang người qua vết đốt của ấu trùng mò. Bệnh không lây từ người sang người.

Ấu trùng mò thường sống ở bụi cây, bụi cỏ ẩm ướt, các hang đá hoặc gốc cây nơi có các loài gặm nhấm sinh sống. Vì vậy, người bị bệnh sốt mò thường mắc khi đi làm nương rẫy, đi dã ngoại cắm trại dưới tán lá cây trong rừng, bộ đội hành quân, các trang trại chăn nuôi hoặc người đi qua vùng ven suối, ven sông, bìa rừng…

Bệnh sốt mò có thời gian ủ bệnh từ 6-21 ngày kể từ khi bị ấu trùng mò đốt. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như: Sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người.

Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ, sau 4-5 ngày vỡ ra thành một nốt kích thước 0,5- 2,0 cm, có vẩy đen, bong vẩy sẽ để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không có mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc đen tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, vết loét không đau (nên dễ bỏ sót).

chi mot vet mo dot co the mac benh sot mo nhieu bien chung nguy hiem 1a0 5397806

Vết loét ngoài da là biểu hiện thường thấy của bệnh sốt mò, nhưng lại ít người để ý tới. (Ảnh: BS cung cấp)

Đặc biệt, dấu hiệu có vết loét thường gặp trong khoảng 80% các trường hợp bệnh, thường ở vùng da mềm như: Nách, bẹn, bộ phận s.inh d.ục, ngực, cổ, bụng, vành tai hoặc một số ít có thể gặp vết loét ở lưng, mi mắt, rốn, mông. Tổn thương các tạng thường gặp nhất là ở phổi với tình trạng viêm phổi, tràn dịch màng phổi gây suy hô hấp cấp phải hỗ trợ bằng thở máy; gan với tình trạng tổn thương tế bào gan, phải hỗ trợ bằng lọc m.áu liên tục và thay huyết tương; bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não…

Cách phòng bệnh sốt mò

Theo Cục Y tế dự phòng, biện pháp chính phòng bệnh sốt mò là ngăn ngừa mò đốt, bằng cách: Tránh ngồi, nằm, hoặc phơi quần áo, đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây. Khi đi phát nương, làm rẫy, hành quân dã ngoại, trinh sát vào rừng cần mang giầy và tất, chít ống quần để tránh mò bám vào cơ thể và đốt.

Người dân có thể phòng mò đốt bằng cách:

– Tẩm quần áo bằng thuốc diệt mò (permethrine và benzyl benzoat) hoặc xoa chân tay bằng thuốc xua mò (diethyltoluamid, DEET).

– Diệt mò ở môi trường bằng cách phun thuốc diệt mò như: Diazinon, fenthion, malathion, lindane, dieldrin, chlordan… vào đất ẩm, bờ bụi cây cỏ cao dưới 20 cm quanh nhà, nơi râm mát.

– Tiến hành diệt chuột là loài vật chủ cho ấu trùng mò ký sinh.

– Phát quang bụi rậm, vệ sinh môi trường tránh cho mò làm tổ.

Điều trị dọa sảy thai, sản phụ sốc phản vệ, ngừng tim, hôn mê sâu

Sản phụ dọa sẩy thai, được chỉ định dùng thuốc điều trị phổ biến trong bệnh này nhưng đã xuất hiện các triệu chứng phản vệ nặng và nguy kịch.

dieu tri doa say thai san phu soc phan ve ngung tim hon me sau 4da 5221859

Kíp bác sĩ BV Bạch Mai hỗ trợ đặt ECMO cho BN tại BVĐK tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

TS.BS. Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hoà Bình nhớ lại: Ngày 03/9/2020, là một ngày làm việc vô cùng căng thẳng đặc biệt là đối với BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Hai bệnh nhân dọa sẩy thai, được chỉ định dùng thuốc điều trị phổ biến trong bệnh này nhưng đã xuất hiện các triệu chứng phản vệ nặng và nguy kịch.

Cả hai đều được phát hiện và cấp cứu kịp thời theo Phản vệ theo đúng phác đồ của BYT. Một bệnh nhân cải thiện tốt, hết triệu chứng trong vòng 2h. Còn trường hợp của chị X, không đáp ứng với các biện pháp điều trị, có các rối loạn nhịp tim phức tạp và tim ngừng đ.ập.

Tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được ép tim liên tục trong 30 phút, sốc điện nhiều lần và các biện pháp cấp cứu tích cực khác tim mới đ.ập trở lại. Tuy nhiên, lúc này bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa tạng, huyết áp rất thấp và phải phụ thuộc vào thuốc trợ tim liều cao và tiên lượng t.ử v.ong rất cao.

Trong tình huống của chị X, nếu không có biện pháp hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO) thì khả năng sống được là vô cùng mong manh.

dieu tri doa say thai san phu soc phan ve ngung tim hon me sau 438 5221859

Các BS bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thực hiện cấp cứu cho sản phụ X. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

TS. Hoàng Công Tình đã xin ý kiến lãnh đạo BVĐK tỉnh Hòa Bình để thực hiện khám bệnh và hội chẩn từ xa (Telehealh) với lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, và Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai. Ngay lập tức, PGS Đào Xuân Cơ, phó giám đốc phụ trách chuyên môn của Bệnh viện Bạch Mai đã quyết định cử một kíp cấp cứu gồm 5 người (3 bác sĩ Hồi sức cấp cứu 1 bác sĩ phẫu thuật lồng ngực và 1 điều dưỡng Hồi sức cấp cứu) lên đường cùng với hệ thống thiết bị ECMO hiện đại. Kíp cấp cứu này là một bộ phận quan trọng của các đội phản ứng nhanh đã được bệnh viện thành lập để đáp ứng trong tất cả các trường hợp cấp cứu nặng như dịch bạch hầu ở Tây Nguyên, COVID -19 ở Đà Nẵng.

Sau hơn 1h, đoàn chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt tại BVĐK Hòa Bình. Sau khi thăm khám thấy tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch: hôn mê sâu, đồng tử giãn to, oxy m.áu thấp, rối loạn chuyện hóa nặng,tuy nhiên, do tin tưởng vào kỹ năng cấp cứu ban đầu của bệnh viện Hòa Bình và ECMO cũng là cơ hội cuối cùng trong trường hợp này nên các các chuyên gia của BV Bạch Mai đã quyết tâm thực hiện kỹ thuật ECMO cho chị X. Sau khi ECMO, chị X được tiếp tục hồi sức tích cực, theo dõi tại BVĐK tỉnh Hòa Bình. Sau hơn 4 giờ tại đây, các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đáp ứng điều trị và đủ điều kiện an toàn để vận chuyển về Bệnh viện Bạch Mai.

Hồi sức những bệnh nhân nặng này tại các khoa Hồi sức tích cực đã khó, và sẽ khó hơn rất nhiều khi phải vừa hồi sức vừa vận chuyển trên xe cứu thương trong gần 2h vận chuyển. Đây là khoảng thời gian đầy căng thẳng và thử thách với kíp chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai.

dieu tri doa say thai san phu soc phan ve ngung tim hon me sau 930 5221859

Sản phụ X khi đang điều trị tại BV Bạch Mai, Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sau 3 ngày chăm sóc, theo dõi, điều trị tích cực, ngày 6/9, tình trạng bệnh nhân X cải thiện dần, bệnh nhân X được tiến hành cai ECMO, rút ống nội khí quản và tập đi lại dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Ngày 11/9, chị X được gia đình và các bác sĩ của BVĐK Hòa Bình đón về tiếp tục điều trị tại tuyến dưới trong niềm vui mừng của gia đình và các thầy thuốc. Phát biểu cảm xúc, bệnh nhân X xúc động nói lời cảm ơn đến tập thể các bác sĩ và nhân viên y tế đã đưa chị lại cuộc sống hiện tại. Chị X không nghĩ mình có thể trở lại cuộc sống của nhân gian này để

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *