Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân 36 t.uổi đến khám do đau vùng lưng, tê yếu hai chân.
Ảnh minh hoạ
Theo lời người bệnh, anh từng bị đau lưng nhiều đợt và đã đi khám, điều trị thuốc tại nhiều bệnh viện khác nhau nhưng tình trạng không thuyên giảm. Hai tháng gần đây tình trạng đau lưng tăng nhiều, không thể nằm ngủ, phải ngồi để ngủ, xuất hiện tê, yếu hai chân, khó khăn khi di chuyển.
Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám và chỉ định chụp cộng hưởng từ cộng sống lưng, kết quả thấy có hình ảnh khối u trong ống sống ngoài tủy vùng ngực ngang mức đĩa đệm T7-T8, kích thước 15 x 26mm, theo dõi u Schwannoma/ Neurofibroma. Khối u chèn ép tủy ngực ngang mức và rễ thần kinh tương ứng.
Trước đó, đầu tháng 4, Khoa Ngoại Tiệt niệu- Thần kinh, BV Trường Đại học Y – Dược Huế cũng tiếp nhận một trường hợp mắc bệnh u Schwannoma.
Bệnh nhân nữ 40 t.uổi có t.iền sử bị đau lưng đã hai năm nay, triệu chứng nặng hơn khi cúi hoặc xoay và đi lại, giảm khi bệnh nhân ngồi, đau ngày càng trở nên trầm trọng nên xin vào viện.
Qua thăm khám, bệnh nhân đau cột sống thắt lưng lan xuống hai chân hai bên kèm yếu liệt hai chi dưới, khiến bệnh nhân không thể đi lại được, đại tiểu tiện rối loạn mức độ nhẹ, đặc biệt bệnh nhân không nằm ngửa được vì đau lưng và đau lan xuống hai chân, co rút theo kiểu rễ khiến bệnh nhân phải ngủ ở tư thế ngồi.
Hình ảnh cộng hưởng từ cho thấy một khối u kích thước khổng lồ 67×21x18mm trong màng cứng, ngoài tủy chèn ép vào chóp tủy ngang mức đốt sống D12 – L2. Phẫu thuật vi phẫu lấy trọn khối u đã được thực hiện và giải phẫu bệnh cho kết quả u schwannoma. Bệnh nhân phục hồi tốt hơn sau phẫu thuật và không có biến chứng gì đáng kể.
Theo ThS. BS Đinh Thị Phương Hoài, Khoa Ngoại Tiết niệu – Thần kinh, u Schwannoma trong ống sống có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào dọc theo chiều dài của cột sống, vị trí thường gặp nhất là vùng cột sống cổ và ngực.
U schwannoma được cấu tạo chủ yếu từ các tế bào schwann biệt hóa tốt, lành tính, và hay gặp trong màng cứng, ngoài tủy. U Schwannoma ít gây ra triệu chứng thần kinh trừ khi có kích thước lớn chèn ép vào tủy sống và rễ thần kinh. Trong đó, hội chứng chóp tủy là một biến chứng hiếm gặp của u schwannoma trong ống sống.
Ths. BS Đinh Thị Phương Hoài cũng nhấn mạnh, Schwannomas phát triển chậm, bệnh nhân thường không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào cho đến khi khối u tăng kích thước và gây triệu chúng chèn ép trong giai đoạn muộn.
Đau, thay đổi vận động và cảm giác, và rối loạn cơ vòng là những triệu chứng phổ biến nhất gợi ý u trong ống sống này.
Triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của khối u. Đau khu trú tại một vị trí u, và thường lan cả hai bên nhưng trong khoảng thời gian ngắn. Đau theo rễ ban đầu là do sự gián đoạn dẫn truyền thần kinh (viêm rễ thần kinh trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc do khối u chèn ép rễ.
Sau đó, khi tủy sống bị chèn ép nhiều hơn, gây yếu liệt hai chi dưới hoặc gây bệnh lý tủy. Tuy nhiên yếu liệt vận động hiếm khi là triệu chứng đầu tiên.
U có thể xuất hiện ở mọi lứa t.uổi, tỷ lệ mắc cao nhất trong độ t.uổi từ 40 – 60 t.uổi, không có sự khác biệt về giới tính.
Theo các Bác sĩ chuyên khoa Ung bướu – BVĐK Hùng Vương, phẫu thuật đóng vai trò chính trong điều trị. Bệnh tổn thương tại đường tiêu hóa, trung thất, ổ bụng phẫu thuật cắt bỏ u toàn bộ hoặc một phần nhằm tránh các di chứng thần kinh, chèn ép các cơ quan là lựa chọn ưu tiên.
Vì vậy cần phối hợp giữa thăm khám lâm sàng và hình ảnh học cộng hưởng từ để đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như góp phần đề ra hướng điều trị phẫu thuật phù hợp.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân khi có những dấu hiệu bất thường của cơ thể cần đến bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa và trang thiết bị hiện đại để được khám, chẩn đoán, điều trị sớm.
B.é g.ái 7 t.uổi mắc u buồng trứng
Các bác sĩ Khoa Phụ sản, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật nội soi loại bỏ khối u buồng trứng cho một bệnh nhi 7 t.uổi.
B.é g.ái Nguyễn K.L. (7 t.uổi, trú tại phường Đội Cấn, TP. Tuyên Quang) nhập viện Đa khoa Hùng Vương, cấp cứu trong tình trạng đau bụng cơn liên tục vùng hạ vị kèm nôn trớ thức ăn.
Bác sĩ Trần Công Dũng, Phó trưởng Khoa Phụ sản cho biết, qua thăm khám lâm sàng và siêu âm Doppler, các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng bệnh nhi có khối u to, chiếm toàn bộ tiểu khung. Chẩn đoán sơ bộ: khối u vùng tiểu khung, nghĩ đến u nang buồng trứng xoắn.
Để giúp chẩn đoán chính xác, bác sĩ tiến hành chụp cổng hưởng từ 1.5 Tesla, kết quả xác định u bì buồng trứng phải xoắn. Ngay lập tức, cháu bé được chỉ định phẫu thuật cấp cứu loại bỏ khối u.
Các bác sĩ trong ca phẫu thuật loại bỏ khối u buồng trứng cho bệnh nhi – Ảnh: BVCC
Theo bác sĩ Dũng, u nang buồng trứng là một trong những căn bệnh phụ khoa khá phổ biến hiện nay. Khối u có thể hình thành với nữ giới ở bất cứ độ t.uổi nào, từ trẻ nhỏ, b.é g.ái mới bước vào t.uổi dậy thì cho đến cụ già 80 t.uổi.
“Nhóm mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất rơi vào độ t.uổi từ 30 – 40 t.uổi, còn trường hợp khối u xuất hiện sớm như bệnh nhi nói trên khá hiếm thấy”, bác sĩ Dũng chia sẻ.
Sau hội chẩn, các bác sĩ thống nhất phẫu thuật nội soi với mong muốn giúp giảm tối đa những tổn thương ở thành bụng cũng như các tạng trong ổ bụng. Đồng thời, giảm ra m.áu, giúp vết mổ mang tính thẩm mỹ hơn, bệnh nhi phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau mổ.
Kết quả sau hơn 1 giờ, ca mổ nội soi thành công. Bệnh nhi được loại bỏ hoàn toàn khối u và bảo tồn buồng trứng. Qua 3 ngày kể từ ca phẫu thuật, sức khỏe cháu L. phục hồi tốt, da niêm mạc hồng hào, ăn ngủ tốt, có thể vận động nhẹ nhàng. Bệnh nhi hiện đã được cho xuất viện về nhà.
Theo các bác sĩ, u buồng trứng có hai dạng, gồm dạng nang và dạng đặc, trong đó hai loại u buồng trứng phổ biến nhất là u nang thanh dịch buồng trứng và u quái buồng trứng.
Các thống kê cho thấy, có tới 90% khối u được phát hiện ở t.rẻ e.m là lành tính. Tuy nhiên, chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo cần hết sức cảnh giác với căn bệnh này và tiến hành phẫu thuật khi đường kính khối u từ 5cm trở lên.
Nếu để muộn, trẻ rất dễ gặp tình trạng xoắn cuống khối u, vỡ khối u, chèn ép các cơ quan xung quanh và biến thành u ác tính… Trong trường hợp này, các bác sĩ buộc lòng phải chỉ định cắt bỏ toàn bộ một bên buồng trứng.
Thực tế, không dễ phát hiện u buồng trứng cho tới khi khối u phát tác. Dấu hiệu nhận biết bệnh khá mơ hồ, dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa, hoặc đau ruột thừa. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên thường xuyên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm khối u.
Khi con có biểu hiện đau tức vùng hạ vị, bụng to bất thường, nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.