Tiết trời cuối thu đầu đông và suốt mùa đông với các đợt gió mùa khô hanh lạnh, lại thêm môi trường ô nhiễm, nhiều khói, bụi là những yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng tăng cao.
Viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, ho, đau họng… Những triệu chứng này rất khó chịu nếu không được chữa trị kịp thời, làm ảnh hưởng tới học tập, công việc của người bệnh. Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh.
Việc khám chữa có thể rất tốn kém và mất thời gian nhưng không khỏi bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường nản lòng trong quá trình điều trị, đặc biệt là những người ở thể viêm mũi dị ứng mạn tính.
Bài Viết Liên Quan
- Ngày nào cũng đi bộ có sao không?
- 6 điều bác sĩ căn dặn phòng tránh ung thư
- 18 học sinh tiểu học đột nhiên ngất xỉu, khóc thét và kích động
Viêm mũi dị ứng là nỗi phiền toái của nhiều người, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc, học tập,… Ảnh: vinmec.com
Điều trị viêm mũi dị ứng cấp tính thường không khó khăn nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp, mặc dù cho đến nay y học hiện đại đã có khá nhiều thuốc và kỹ thuật xử lý. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự phòng bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện các phương pháp dưới đây
Cách 1: Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên đẩy xuống 2 huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi), làm cho 2 lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra, đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít bên đó, thở ra đường miệng.
Nếu 2 lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón cái cùng bên cầm đầu chóp mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi (tỉ chẩn) phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm từ 3-7 lần.
Bài tập massage là liệu giúp giảm cơn đau, tắc mũi tạm thời, người bệnh có thể thường xuyên thực hiện tại nhà. Ảnh: suckhoegiadinh.com
Cách 2: Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt: Lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa gốc ngón chân 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp dùng các bài thuốc và các phương pháp với nhau.
Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ, đắp tại chỗ với một phương pháp không dùng thuốc.
Điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả bằng những phương pháp dân gian
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở nhiều lứa t.uổi. Nó gây ra các dấu hiệu và triệu chứng giống như cảm lạnh, như sổ mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi.
Viêm mũi dị ứng làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc học hành và thường ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người mắc phải. Nhưng người bệnh có thể học cách tránh trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian là biện pháp an toàn được nhiều người sử dụng bởi đơn giản, dễ thực hiện và an toàn.
Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Sở dĩ tỏi có thể chữa viêm mũi dị ứng bởi nó sở hữu allin. Đây là hoạt chất có thể chuyển hóa thành allicin dưới tác động nghiền, xay, giã, nát. Allicin có dược tính rất mạnh, kháng được nhiều loại vi khuẩn đường hô hấp, giúp điều hòa miễn dịch và tăng cường lưu thông khí huyết. Do đó, nó làm giảm nhanh các triệu chứng tắc nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.
Tỏi có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống viêm mũi dị ứng. Ảnh: Đông y Việt Nam
Cách sử dụng:Nghiền nát tỏi cùng một ít nước lọc, lọc qua rây để lấy được nước cốt.Pha nước cốt tỏi với mật ong theo tỉ lệ 1:1.Thoa hỗn hợp vào trong niêm mạc mũi và để 15 – 20 phút.Sau đó người bệnh có thể rửa mũi lại với nước muối sinh lý.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc
Trong y học cổ truyền, hạt gấc là vị thuốc quy Can, Tỳ, có khả năng hoạt huyết, hóa ứ, tiêu sưng. Đối với chứng bệnh do Can hỏa, Tỳ hư như viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể dùng hạt gấc để tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tạng Tỳ vận hóa tốt trở lại. Từ đó các triệu chứng chảy nhiều dịch gây tắc ứ sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Trị viêm mũi bằng hạt gấc tại nhà đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Ảnh: thuocdantoc.org
Cách sử dụng:Lấy 20-25 hạt gấc đem rửa sạch, sau đó thì để thật ráo.Cho lên bếp nướng hoặc rang chín, cháy sém ngoài vỏ là được.Xay hoặc đ.ập dập hạt gấc thành vụn nhỏ, đổ vào bình thủy tinh có nắp đậy.Đổ rượu ngập mặt hạt gấp, đậy nắp thật kín và ủ trong khoảng 10 ngày.Mỗi ngày lấy một ít rượu hạt gấc mát xa sống mũi để giúp lưu thông m.áu, làm thông thoáng xoang và thải hết dịch mũi.
Cách trị viêm mũi dị ứng bằng gừng
Gừng được mệnh danh là một chất kháng sinh từ tự nhiên. Nó có chứa Gingerol là một trong những hợp chất có hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, capsaicin và piperine của gừng cũng có khả năng kháng histamin giúp thông thoáng mũi. Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chứng minh gừng có tác dụng lưu thông khí huyết và là một chất xúc tác giảm đau. Sử dụng gừng là biện pháp chữa viêm mũi dị ứng cho t.rẻ e.m rất an toàn.
Gừng có tác dụng lưu thông khí huyết, giúp giảm cơn đau nhức vùng mũi hiệu quả. Ảnh: BV Hồng Ngọc
Cách sử dụng:Gừng thái thành từng lát mỏng hòa cùng với nước sôi và mật ong.Mỗi ngày người bệnh nên uống 2 cốc nước gừng mật ong vào buổi sáng và buổi tối.
Trị viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu
Ngải cứu được dân gian ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Từ viêm tai giữa, viêm họng cho đến viêm mũi dị ứng. Ngải cứu cũng chữa bệnh hiệu quả cho mọi đối tượng, ngay cả trẻ nhỏ. Sở dĩ ngải cứu có công dụng đa dạng như vậy nhờ vào khả năng quy Tỳ, Thận, ôn trung, trừ phong, hàn, thấp.
Từ xa xưa, ngải cứu đã được áp dụng vào việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Ảnh: vpeg.vn
Cách sử dụng:Lấy 100g ngải cứu rửa sạch, đem giã nát và thu phần nước cốt.Pha loãng cùng nước lọc theo tỉ lệ 1:1 để uống, có thể thêm một ít đường để dễ uống hơn.Mỗi ngày thực hiện biện pháp này 1-2 lần tùy vào mức độ triệu chứng.Người bệnh cũng có thể đun lá ngải cứu và ngâm chân mỗi tối để khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm ngạt mũi.
Trị viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
Lá lốt cũng là một trong những loài cây hiếm hoi sở hữu thành phần hóa học có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng như piperin, piperidin. Trong đông y, lá lốt là vị thuốc có vị cay, tính ấm, chống phù thũng, đau đầu, chảy dịch mũi, chủ trị các bệnh do phong hàn gây ra. Cha mẹ có thể dùng lá lốt để trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ.
Trong lá lốt có các thành phần như piperin, piperidin, có tác dụng kháng khuẩn hữu hiệu. Ảnh: Đông y Việt
Cách sử dụng:Lấy một nắm lá lốt rửa sạch và nấu trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.Sau đó dùng nước lá lốt xông mũi để giảm nhanh tình trạng ứ đọng dịch mũi.
Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian trên đây có thể giúp người bệnh điều trị tại nhà với chi phí rẻ và góp phần giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Dù vậy, người bệnh không nên chủ quan, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời và điều trị dứt điểm.