Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu do ung thư ở phạm vi toàn cầu.
Bài Viết Liên Quan
- Khi nào cần khử trùng điện thoại để tránh nguy cơ n.hiễm t.rùng?
- Từ chỗ dễ dàng đạt cực khoái 1-5 lần, người phụ nữ này trở nên khổ sở vì mất cảm giác ở “vùng kín”, bác sĩ tiết lộ lý do bất ngờ
- Lợi ích của Polyphenol: Phân loại và những thực phẩm nên ăn
Hình minh họa.
Theo chia sẻ của các bác sĩ Khoa Nội 2 – Bệnh viện K, ung thư phổi được chia thành 2 loại chính, bao gồm ung thư phổi tế bào nhỏ – chiếm khoảng 10 – 15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ – chiếm khoảng 85%.
Tại Việt Nam, khoảng 70% bệnh nhân đến vào giai đoạn III – IV điều trị chủ yếu là các phương pháp điều trị toàn thân, bao gồm điều trị bằng các thuốc điều trị đích, hóa trị hay điều trị miễn dịch. Mỗi phương pháp điều trị sẽ có những tác dụng không mong muốn riêng mà bệnh nhân cần phải nắm được để trao đổi kịp thời với bác sĩ điều trị của mình.
Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng các thuốc điều trị đích
Tiêu chảy: Bệnh nhân đi ngoài phân sệt hoặc phân lỏng, phân nước trên 3 lần/ngày.
Phát ban da: Phát ban da hoặc mụn (như mụn mủ) trên da bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, có thể kèm theo ngứa hoặc đau.
Viêm miệng: Bệnh nhân nên ăn các thức ăn mềm và nhạt, tăng cường vệ sinh răng miệng, nên dùng bàn chải lông mềm, không dùng nước súc miệng có cồn.
Viêm quanh móng: Viêm quanh móng (chín mé) là tình trạng viêm và nhiễm khuẩn da vùng quanh móng. Vùng da xung quanh móng chân hoặc móng tay bị sưng đỏ.
Tăng men gan: Dựa vào xét nghiệm m.áu mà nhận biết được vấn đề này.
Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng các thuốc hóa trị
Phản ứng truyền: Ngay sau khi tiếp xúc với hóa chất, bệnh nhân xuất hiện cảm giác bồn chồn, hốt hoảng, nổi mẩn ngứa vùng mặt cổ hoặc toàn thân, mạch nhanh, khó thở, đau đầu, chóng mặt…
Nôn và buồn nôn: Nôn có thể khởi phát trong vòng vài giờ hoặc có thể kéo dài 48h sau khi hóa trị liệu. Nôn cũng có thể khởi đầu trước khi hóa trị ở bệnh nhân đã từng bị nôn do hóa chất trước đó.
Độc tính vùng khoang miệng.
Tiêu chảy.
Sốt hạ bạch cầu: Bệnh nhân xuất hiện sốt trên 38 độ C, xét nghiệm m.áu số lượng bạch cầu đa nhân trung tính
Thiếu m.áu: Da, niêm mạc nhợt nhạt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, xét nghiệm m.áu số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm
Thoát mạch: Xuất hiện phồng ven tại vị trí cắm kim khi đang truyền hóa chất, có thể kèm theo cảm giác nóng, đau, buốt.
Khi sử dụng thuốc hóa trị, thuốc điều trị đích, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều các tác dụng phụ khác nhau, tuy nhiên thay vì quá lo lắng, người bệnh cần thực hiện những lời khuyên dưới đây để kiểm soát những vấn đề này:
– Phải thông báo ngay với bác sĩ điều trị khi xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
– Không tự ý thay đổi liều hoặc ngừng điều trị thuốc.
– Không tự ý sử dụng thuốc điều trị triệu chứng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
– Sử dụng các thuốc hỗ trợ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng các thuốc miễn dịch
Miễn dịch là phương pháp điều trị mới đã bắt đầu được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Một số các tác dụng phụ hay gặp của phương pháp này như: cường giáp, suy giáp, viêm đại tràng, tiêu chảy, viêm da, viêm phổi kẽ… Đa số các tác dụng phụ này gặp với tỷ lệ thấp và có thể hồi phục với các liệu pháp hỗ trợ, do đó bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị khi xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào để có hướng xử trí phù hợp.
Tiến bộ trong điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn
Ung thư phổi giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng mờ nhạt do đó phần lớn bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Theo bác sĩ, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), phần lớn bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh đã có di căn sang phổi đối bên hoặc di căn tạng khác. Trong điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn, điều trị toàn thân là phương pháp chính. Các phương pháp như phẫu thuật và xạ trị có vai trò thấp, chỉ áp dụng cho điều trị triệu chứng như: giảm đau, chống chèn ép, chống ra m.áu…
Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn
Điều trị hóa trị:
– Điều trị hóa chất là sử dụng các loại thuốc gây độc tế bào, đưa vào cơ thể và lưu hành thông qua hệ thống mạch m.áu nhằm phá hủy các tế bào ung thư.
– Việc lựa chọn phác đồ đa hóa trị (phối hợp hai/ba thuốc) hay đơn trị liệu (một thuốc) phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân, bệnh lý kèm theo, đặc điểm giải phậu bệnh của khối u và đôi khi cả điều kiện kinh tế của người bệnh.
– Các phác đồ hóa trị hiện nay không có nhiều thay đổi so với 10 năm trước. Chủ yếu vẫn là các phác đồ: Pemetrexed-Cisplatin/Carboplatin, Paclitaxel – Cispaltin/Carboplatin, Gemcitabine- Cispaltin/Carboplatin, Docetaxel, Vinorelbine…
Điều trị đích:
– Cơ chế hoạt động của liệu pháp điều trị trúng đích là tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt-những phân tử đặc hiệu (hay còn gọi là các phân tử đích) được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự phát triển của khối ung thư.
– Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến EGFR (tỷ lệ người bệnh có đột biến EGFR là cao nhất, chiếm khoảng 40%): thế hệ 1 (Gefitinib, Erlotinib); thế hệ 2 (Afatinib, Dacomitinib); thế hệ 3 (Osimetinib)
– Người ta đã tìm ra rất nhiều các loại đột biến gen trong ung thư phổi không tế bào nhỏ, tuy nhiên chỉ có một số loại đột biến có thuốc điều trị đặc hiệu.
– Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến ALK: Crizotinib, Ceritinib, Alectinib, Brigatinib, Lorlatinib.
– Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến ROS1: Crizotinib, Entrectinib, Ceritinib, Lorlatinib
– Nhóm thuốc kháng thể đơn dòng kháng tăng sinh mạch: Bevacizumab, thường được kết hợp với phác đồ hóa trị hoặc kết hợp thuốc đich hoặc đơn trị trong điều trị duy trì.
Điều trị miễn dịch:
– Các tế bào ung thư có khả năng trốn tránh được sự phát hiện và kiểm soát của những tế bào miễn dịch trong cơ thể vì thế chúng không bị phát hiện và hệ miễn dịch không t.iêu d.iệt được. Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư giúp chống lại cơ chế này của khối u, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra và tấn công các tế bào ung thư.
– Mức độ biểu hiện của PD-L1 trên khối u càng cao thì khả năng đạt đáp ứng với liệu pháp miễn dịch càng cao. Miễn dịch có thể được tiến hành kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống khác như hóa trị, xạ trị, điều trị đích để tăng cường hơn nữa hiệu quả diệt tế bào ung thư.
– Tính đến nay, các thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch như Nivolumab, Ipilimumab, Pembrolizumab, Atezolimumab, Durvalumab đã được FDA phê duyệt trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.