Nghiên cứu gần đây của JAMA Network Open cho thấy, virus SARS-Cov-2 tiến hóa, rút ngắn thời gian ủ bệnh, trở nên mạnh hơn và khả năng lây nhiễm nhanh hơn.
Nhìn chung, các phát hiện mới nhấn mạnh sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 và sức mạnh, khả năng lây truyền tăng lên của các biến chủng nCoV. Hơn nữa, thời gian ủ bệnh COVID-19 đã giảm dần từ chủng Alpha đến chủng Omicron. Việc đ.ánh giá thời gian ủ bệnh của các biến chủng khác nhau là điều cần thiết để xác định các giai đoạn cách ly hợp lý.
Kết quả chính của nghiên cứu là ước lượng thời gian ủ bệnh trung bình của các biến chủng SARS-CoV-2. Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của 142 nghiên cứu, bao gồm 8.112 bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Nhật, Singapore, Ấn Độ, Việt Nam và Úc.
Thời gian ủ bệnh chung của COVID-19 là 6,6 ngày và dao động từ 1,8 đến 18,9 ngày. Các nhà khoa học so sánh thời gian ủ bệnh ở các biến chủng Alpha, Beta, Delta và Omicron.
Chủng SARS-CoV-2 có thời gian ủ bệnh trung bình là 5 ngày. Thời gian ủ bệnh trung bình là 7,4 ngày đối với người trên 60 t.uổi và 8,8 ngày ở t.rẻ e.m dưới 18 t.uổi. Ngoài ra, 7 ngày là thời gian ủ bệnh trung bình ở bệnh nhân COVID-19 không nghiêm trọng và 6,7 ngày ở bệnh nhân mắc COVID-19 nặng.
Thời gian ủ bệnh của các biến chủng SARS-CoV-2 đang rút ngắn, độc lực mạnh hơn và khả năng lây nhiễm cao hơn. (Ảnh: Shutterstock)
Bên cạnh đó, thời gian ủ bệnh ở người cao t.uổi có thể kéo dài hơn do các phản ứng miễn dịch của người lớn t.uổi chậm và yếu hơn người bình thường. Việc thiếu phản ứng sốt, không có dấu hiệu đặc biệt và biểu hiện của nhiều bệnh đi kèm có thể dẫn đến cản trở việc phát hiện COVID-19 ở người cao t.uổi.
Theo nghiên cứu, thời gian ủ bệnh ngắn COVID-19 ngắn hơn ở đối tượng t.rẻ e.m. Thực tế, t.rẻ e.m nhiễm bệnh thường xuất hiện các triệu chứng nhẹ mà không có hiện tượng viêm phổi điển hình. Vì vậy, các triệu chứng COVID-19 có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác, dẫn đến khó phát hiện t.rẻ e.m mắc COVID-19. Mặc dù vậy, t.rẻ e.m có thể lây truyền virus SARS-CoV-2 trong suốt thời gian ủ bệnh và không có triệu chứng chính xác nhiễm COVID-19.
Thời gian ủ bệnh ngắn hơn ở các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 nặng có liên quan đến số lượng tế bào nhiễm virus SARS-CoV-2 trong các giai đoạn ban đầu.
Các nghiên cứu trước đây đã ước tính thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, ước tính thời gian ủ bệnh được báo cáo khác nhau dựa trên kích thước mẫu, thiết kế nghiên cứu, giai đoạn khai thác dữ liệu và các quốc gia thực hiện nghiên cứu. Thêm vào đó, giai đoạn ủ bệnh của biến chủng Delta và Omicron khác với thời gian ủ bệnh của biến chủng ban đầu.
Mục tiêu của nghiên cứu JAMA Network Open là thu được thông tin phục vụ cho việc phòng ngừa COVID-19 và kiểm soát quá trình xây dựng chiến lược, quy định, đồng thời giảm sự lây nhiễm của loại virus này.
Biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có nguy hiểm?
Theo Tổ chức Y tế thế giới, BA.4 và BA.5, hai chủng phụ của biến thể Omicron, đang thúc đẩy làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới nhất trên toàn cầu.
BA.5 hiện chiếm tới 64% đến 70% các ca mắc được báo cáo. Đây cũng là những biến thể lây lan nhanh nhất được báo cáo cho đến nay và dự kiến sẽ trở thành chủng thống trị tại Mỹ, Anh và châu Âu trong vòng vài tuần tới.
Nguy cơ tái nhiễm cao hơn
BA.4 và BA.5 dường như có khả năng thoát khỏi phản ứng kháng thể ở cả những người đã nhiễm COVID-19 trước đó, cũng như những người đã được tiêm chủng đầy đủ và tiêm mũi tăng cường.
Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên Tạp chí Y học New England, mức độ kháng thể trung hòa do lần mắc bệnh hoặc tiêm chủng trước đó chống lại biến thể BA.4 và BA.5 thấp hơn vài lần so với chủng virus SARS- CoV-2 ban đầu. Tuy nhiên, Tiến sĩ Dan Barouch, tác giả của bài báo khẳng định vaccine vẫn cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể chống lại bệnh nặng do BA.4 và BA.5.
(Ảnh minh họa: BBC)
Các nhà sản xuất vaccine đang nghiên cứu các mũi tiêm cập nhật có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn chống lại các biến thể.
Nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học tại Đại học Columbia cũng cho thấy, virus BA.4 và BA.5 có nhiều khả năng thoát khỏi các kháng thể trong m.áu của những người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ và tăng cường so với biến thể phụ khác của Omicron, làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19.
Theo các tác giả, kết quả của họ cho thấy nguy cơ tái nhiễm do BA.4 và BA.5 cao hơn, ngay cả ở những người đã có một số miễn dịch trước đó chống lại virus. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ ước tính 94,7% dân số Mỹ từ 16 t.uổi trở lên có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 nhờ tiêm chủng, sau những lần mắc bệnh trước đó hoặc cả hai.
Bộ Y tế cho biết, trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, do đó trong thời gian tới số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.
Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; Trong khi tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho t.rẻ e.m tại một số nơi còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc tăng tỷ lệ nhiễm biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron đi kèm với tăng số ca mắc mới.
Vị chuyên gia này cho rằng, điều quan trọng là phải lưu ý bảo vệ những người trong nhóm nguy cơ như người mắc bệnh nền, người già, người chưa tiêm vaccine, người suy giảm miễn dịch, tránh tình trạng những đối tượng này mắc COVID-19 sẽ dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện, ca bệnh chuyển nặng dẫn đến t.ử v.ong.
Biện pháp bảo vệ hiện nay vẫn là dự phòng cá nhân như khử khuẩn, đeo khẩu trang trong môi trường kín, trong vùng nguy cơ cao như bệnh viện, nơi đông người, tiếp xúc gần với người bị nhiễm. Bên cạnh đó cần phải tiêm vaccine mũi nhắc lại, nhằm hạn chế số ca mắc không tăng lên, không được để dịch bùng phát hay “vỡ trận”, gây quá tải hệ thống y tế.
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng một lần nữa khẳng định việc tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) là rất cần thiết để phòng bệnh, nếu không may nhiễm thì bệnh sẽ nhẹ, hệ thống y tế không bị quá tải, giảm thấp nhất ca nặng, hạn chế ca t.ử v.ong.
“Chúng ta phải tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu, những ai chưa tiêm đủ thì nên đi tiêm đủ, những ai đã trì hoãn việc tiêm thì cũng nên đi tiêm lại khi bảo đảm điều kiện sức khỏe, nhất là người già, người mắc bệnh nền”– ông Phu nói.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác; Đồng thời đề nghị các địa phương tăng tốc tiêm vaccine cho t.rẻ e.m; mũi 3, mũi 4 cho những người có chỉ định. Các chuyên gia trong nước cần cập nhật tình hình dịch, nhất là với các biến thể mới; kịp thời đề xuất các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp.
Về phía các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị, địa phương trong giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bảo đảm chất lượng và an toàn sinh học để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, hạn chế các trường hợp chuyển bệnh nặng, t.ử v.ong.
Cục cũng đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur phối hợp với các đơn vị để thu thập mẫu bệnh phẩm, thực hiện giải trình tự gen, phát hiện sớm các biến thể mới nguy hiểm của virus SARS-CoV-2; thường xuyên thực hiện đ.ánh giá nguy cơ, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu cho Bộ Y tế các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả với từng địa phương trong khu vực phụ trách.