Dinh dưỡng trong mùa đông rất quan trọng đặc biệt với người cao t.uổi.
Bài Viết Liên Quan
- Những thực phẩm nào giúp bạn trẻ lâu?
- Những điều các mẹ bầu phải thuộc nằm lòng khi sinh con trong mùa dịch COVID-19
- 4 tác dụng tuyệt vời của vang đỏ với tim mạch
Mùa đông là thời điểm nhiệt độ xuống thấp khiến nhiều người mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Chinh vi vây, tăng cương hê miên dich, nâng cao sưc đê khang la hai điêu quan trong nhât ban cân lam trong thơi tiêt nay đê bao đam minh luôn khoe manh.
Co môt cach thưc chung co thê giup ban đam bao hai yêu tô nay, đo la ăn uông đung loai thưc phâm.
(Ảnh minh họa)
Vitamin B12
Mark Moyad – chuyên gia về các loại thuốc bổ sung và thay thế tại trung tâm Y tế đại học Michigan cho hay , vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone serotonin, giúp con người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Bổ sung đủ B12 có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng mệt mỏi hay trầm cảm.
Khi không có B12, các cơ quan trong cơ thể có khả năng vận hành thiếu hiệu quả, đặc biệt trong mùa đông khi khí trời ảm đạm. Khoảng 15% người trên 65 t.uổi thiếu vitamin B12. Do đó nên bổ sung 500 đến 1.000 microgam B12 mỗi ngày. Vitamin B12 có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sữa, thịt hay ngũ cốc.
Vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Theo chuyên gia Mark Moyad, vitamin C tuy không có khả năng chữa khỏi hoặc ngăn ngừa cảm lạnh giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh thường gặp trong mùa đông. Có thể bổ sung vitamin C qua sử dụng các loại thực phẩm bao gồm trái cây họ cam quýt, cà chua và khoai tây…
Vitamin D
Vitamin D là một yếu tố quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Về cơ bản, cơ thể có thể tự tạo ra vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vitamin D có thể được tìm thấy trong cá, trứng, nấm…
Chất kẽm và sắt
Các thực phẩm bổ sung nhiều kẽm cho cơ thể bao gồm hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, cua và tôm hùm, cũng như đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Kẽm có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus. Nếu cơ thể được bổ sung kẽm thường xuyên sẽ rút ngắn thời gian nhiễm bệnh, chóng phục hồi hơn so với không bổ sung kẽm. Việc bổ sung các vitamin và các chất dinh dưỡng trên sẽ giúp bạn tăng cường thêm năng lượng, củng cố hệ miễn dịch, giúp bạn có nhiều sức khỏe hơn để vượt qua mùa đông giá rét.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản mà cực hiệu quả
Tiết trời cuối thu đầu đông và suốt mùa đông với các đợt gió mùa khô hanh lạnh, lại thêm môi trường ô nhiễm, nhiều khói, bụi là những yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng tăng cao.
Viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, ho, đau họng… Những triệu chứng này rất khó chịu nếu không được chữa trị kịp thời, làm ảnh hưởng tới học tập, công việc của người bệnh. Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh.
Việc khám chữa có thể rất tốn kém và mất thời gian nhưng không khỏi bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường nản lòng trong quá trình điều trị, đặc biệt là những người ở thể viêm mũi dị ứng mạn tính.
Viêm mũi dị ứng là nỗi phiền toái của nhiều người, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc, học tập,… Ảnh: vinmec.com
Điều trị viêm mũi dị ứng cấp tính thường không khó khăn nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp, mặc dù cho đến nay y học hiện đại đã có khá nhiều thuốc và kỹ thuật xử lý. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự phòng bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện các phương pháp dưới đây
Cách 1: Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên đẩy xuống 2 huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi), làm cho 2 lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra, đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít bên đó, thở ra đường miệng.
Nếu 2 lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón cái cùng bên cầm đầu chóp mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi (tỉ chẩn) phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm từ 3-7 lần.
Bài tập massage là liệu giúp giảm cơn đau, tắc mũi tạm thời, người bệnh có thể thường xuyên thực hiện tại nhà. Ảnh: suckhoegiadinh.com
Cách 2: Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt: Lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa gốc ngón chân 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp dùng các bài thuốc và các phương pháp với nhau.
Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ, đắp tại chỗ với một phương pháp không dùng thuốc.