Trong thời gian nghỉ lễ, nhiều người lựa chọn phương tiện cá nhân là xe máy để di chuyển đường dài. Mặc dù tiện lợi nhưng lái xe máy đường dài có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Đi xe máy đường dài dễ bị đau lưng, mỏi khớp – CAO KHẨM
Đau lưng, mỏi khớp
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết: Việc di chuyển bằng xe máy trong thời gian dài, trong điều kiện đường sá đông đúc, thời tiết nắng nóng sẽ gây áp lực lên sức khỏe thể chất và tâm lý. Một số vấn đề gặp phải đối với sức khỏe bao gồm đau lưng, đau đầu, đau chân, đau khớp, mệt mỏi, uể oải, căng thẳng…
“Việc ngồi liên tục trên xe máy và đầu óc phải luôn tập trung để điều khiển phương tiện dẫn đến đau mỏi các khớp, cơ thể mệt mỏi căng thẳng”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Với người ngồi sau xe máy hay ngồi lâu trên xe khách đường dài, sẽ làm cho các khớp bị cứng, m.áu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ m.áu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân.
Cấu tạo cơ thể con người phù hợp với việc di chuyển, vận động chứ không phù hợp với tư thế ngồi cố định trong thời gian dài.
Ngoài ra, di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, m.áu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ m.áu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân.
Chườm ấm, xoa bóp cơ thể
Theo bác sĩ Vũ để giảm đau lưng, mệt mỏi khi đi tàu, xe đường dài, chúng ta có thể chườm ấm để giãn cơ, tăng cường lưu thông m.áu, mang lại cảm giác thư giãn.
Ngoài ra, cần ngủ đủ giấc để phục hồi sức khỏe. Cần sắp xếp thời gian phục hồi sức khỏe sau khi di chuyển nhiều giờ bằng tàu xe để cơ thể phục hồi có sức cho các hoạt động tiếp theo sau đó.
Xoa bóp, bấm huyệt là phương thức phục hồi sức khỏe hiệu quả nhất trong các chuyến đi xa – SHUTTERSTOCK
“Xoa bóp, bấm huyệt là phương thức phục hồi sức khỏe hiệu quả nhất trong các chuyến đi xa, giúp làm mềm các cơ bị căng cứng, giảm đau, giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon”, bác sĩ Vũ lưu ý.
Xoa bóp, bấm huyệt là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch m.áu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh, nâng cao quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Xoa bóp làm giãn mạch m.áu, tăng tuần hoàn tại chỗ, góp phần chống viêm, giảm phù nề. Luồng m.áu tới sẽ tăng cường trao đổi chất, mang oxy tới cho tế bào và mang đi các chất thải cặn bã….
“Nếu cơn đau kéo dài, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp điều trị phù hợp”, bác sĩ Vũ khuyên.
Ngừa béo bụng từ quả thơm
Trái thơm (dứa) chứa ít calo, giàu chất xơ, giúp cơ thể hấp thu ít mỡ, tiêu hóa nhanh, làm giảm quá trình tích tụ chất béo.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3, cho biết trái thơm giàu vitamin, enzyme và chất chống oxy hóa. Một trái thơm có thể cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
Trong y học cổ truyền, tác dụng của trái thơm đối với phụ nữ rất rõ, nhất là giảm cân và chống lại tích tụ chất béo vùng bụng. Thơm có thể giúp giảm cân bởi nó đảm bảo hai tiêu chí là lượng calo ít và cần nhiều năng lượng để tiêu thụ.
Mặt khác, ăn thơm sẽ no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Chất xơ có trong thơm sẽ giúp điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thụ carbohydrates, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng, làm tăng khả năng thanh lọc độc tố khỏi cơ thể.
Thơm là trái cây lành tính miền nhiệt đới, có tác dụng giảm béo, kích thích tiêu hóa. Ảnh: Thư Anh.
Theo bác sĩ Vũ, cách ăn thơm tốt nhất là ăn 20 đến 30 g, tương đương vài miếng nhỏ, tối đa hai đến ba lần mỗi tuần. Ngoài ăn sống, có thể ép thơm thành nước. Hoặc nấu chung với các món cá, món xào. Nguyên liệu này giúp thịt mềm, ăn dễ tiêu, đồng thời giúp cơ thể hấp thu đạm nhiều hơn mỡ. Thời điểm ăn thơm thích hợp là sau khi ăn no, ăn thức ăn dầu mỡ.
Quả thơm có vị chua ngọt, dùng để giải khát, nhuận tràng… có thể cải thiện sức khỏe ở người bị sốt cao, thiếu nước, say nắng, táo bón, rối loạn tiêu hóa, sỏi đường tiết niệu.
Nhiều ưu điểm, song thơm là trái cây không có lợi đối với người đau dạ dày. Bác sĩ lý giải, quả nhiều axít hữu cơ và enzyme bromelain có tác dụng làm tiêu protein, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Nếu ăn thơm tươi vào lúc đói, các axit hữu cơ này và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Giải pháp cho người đau dạ dày là ăn thơm kèm với chuối chát, vừa tránh rát lưỡi, vừa giảm loét niêm mạc dạ dày.
Những người dùng thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng m.áu, thuốc chống đông m.áu, chống co giật, thuốc trị mất ngủ và thuốc chống trầm cảm ba vòng… cũng không ăn quá nhiều quả thơm. Chất bromelain có thể có tác dụng kháng tiểu cầu, làm tăng khả năng ra m.áu quá mức.
“Trái thơm giúp giảm cân nhưng phải kết hợp với nhiều phương pháp khác như chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao”, bác sĩ Vũ khuyên. Ông cũng khuyên người có bệnh lý muốn ăn thơm cần chú ý về liều lượng và nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị để có sự lựa chọn hợp lý.