Mặc dù đã có nhiều cảnh báo những tình trạng tự ý sử dụng hay thậm chí lạm dụng kháng sinh dẫn đến kháng thuốc vẫn khá phổ biến.
Bài Viết Liên Quan
- [ẢNH] Những thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể cực tốt vào mùa hè không thể bỏ qua
- Thực phẩm giúp bảo vệ phổi chống ô nhiễm không khí
- Bệnh viện Hồi sức Covid giảm 1/3 số ca nặng và t.ử v.ong
Thăm khám cho bệnh nhân kháng kháng sinh đang điều trị tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC).
Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai: Hiện nay tình trạng tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị của người dân rất đáng báo động. Đặc biệt với những người mắc bệnh mãn tính, dễ n.hiễm t.rùng như người có t.iền sử đái tháo đường, gút như bệnh nhân này thì khi đã tự ý sử dụng kháng sinh điều trị nhiều, khi có bệnh lý do vi khuẩn sẽ rất dễ kháng kháng sinh. Từ đó, gây khó khăn trong điều trị, chi phí tăng cao.
Một trường điển hình mà bệnh viện đang tiếp nhận điều trị là bệnh nhân nam 71 t.uổi, ở Ninh Bình, có t.iền sử đái tháo đường, gout trong tình trạng nguy kịch. Trước khi chuyển lên tuyến trên, bệnh nhân này có biểu hiện sốt, ho, khó thở và đã được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình điều trị viêm phổi. Tuy nhiên, sau 10 ngày, tình trạng của bệnh nhân vẫn không cải thiện, biểu hiện n.hiễm t.rùng ngày càng nặng, kém đáp ứng kháng sinh nên được chuyển lên tuyến cao hơn để điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khá nặng, phải thở máy và sử dụng thuốc vận mạch hỗ trợ. Ở bệnh viện tuyến dưới, bệnh nhân đã được dùng kháng sinh mạnh nhưng tình trạng n.hiễm t.rùng không cải thiện.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Khoa Cấp cứu A9, tình trạng kháng kháng sinh đang tăng cao một cách đáng báo động theo từng năm. Những năm trước, tỷ lệ bệnh nhân kháng kháng sinh từ tuyến dưới chỉ gặp vài ca, nhưng đến nay, nhiều ca chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai khi được cấy vi khuẩn ngay từ lúc vừa mới tiếp nhận đã phát hiện vi khuẩn kháng thuốc. Tình trạng bệnh nhân kháng thuốc xảy ra ở nhiều bệnh viện chứ không chỉ ở trung tâm lớn.
Trong vòng một năm gần đây, ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai có khoảng 40 – 60% ca bệnh có vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Đây là một thực trạng đáng buồn. Nhiều bệnh nhân vào viện vì một bệnh khác nhưng n.hiễm t.rùng tăng lên nhanh, gặp vi trùng kháng kháng sinh khiến bệnh nhân nguy kịch và t.ử v.ong do n.hiễm t.rùng chứ không phải do bệnh lý lúc bệnh nhân nhập viện.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi khuyến cáo: Thói quen tự dùng kháng sinh đang gây nguy hại cho chính người bệnh. Bên cạnh đó, khi gặp vi khuẩn kháng thuốc cũng rất khó khăn cho bác sĩ vì phải lựa chọn kháng sinh phù hợp, phải dùng thuốc đắt t.iền hơn, chi phí cao hơn, phối hợp nhiều loại thuốc. Cơ hội và tiên lượng cho người bệnh bị ảnh hưởng, nguy cơ t.ử v.ong tăng lên so với nhóm bệnh nhân không kháng kháng sinh.
Một lần nữa, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: mỗi cá nhân khi sử dụng kháng sinh cần lưu ý: Chỉ uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị; khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình.
Mối nguy kháng thuốc do sử dụng kháng sinh bừa bãi
Tại Việt Nam, cứ 100 loại thuốc được sử dụng là có một loại kháng sinh, 1/3 bệnh nhân nội trú đang sử dụng kháng sinh không cần thiết, 90% các trường hợp mua thuốc kháng sinh tại hiệu thuốc không cần kê đơn.
Nếu không kịp thời quản lý việc sử dụng kháng sinh chặt chẽ, chúng ta sẽ không còn “vũ khí” để chiến đấu với những bệnh n.hiễm t.rùng.
Đó là cảnh báo của thạc sĩ – dược sĩ Huỳnh Phương Thảo, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Với tình trạng sử dụng kháng sinh như hiện nay, đến năm 2050 thế giới sẽ có 10 triệu người c.hết vì đề kháng kháng sinh.
Tự mua kháng sinh và mặc cả liều lượng sử dụng
Phó giáo sư – tiến sĩ Ngô Thị Hoa, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, cho biết có mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và đề kháng kháng sinh trên con người – Ảnh: Thanh Huyền
Bộ Y tế quy định thuốc kháng sinh phải có toa bác sĩ nhưng thực tế, người dân có thể dễ dàng tự mua kháng sinh ở các tiệm thuốc. Một số người còn tự thêm bớt số ngày sử dụng thuốc kháng sinh theo ý mình.
Tại tiệm thuốc tây khu vực chợ Tân Mỹ (Q.7), một phụ nữ chừng 30 t.uổi đậu xe máy bước vào mua thuốc. Chị chẳng cần toa bác sĩ, đọc luôn tên thuốc cho nhân viên: “Em bán cho chị ba ngày Augmentin 250g (ngày hai gói), siro ho, vitamin C”. Khi nhân viên hỏi mua thuốc cho ai, bị bệnh gì, dùng kháng sinh ba ngày chưa đủ liều, thông thường phải từ 5 – 7 ngày… thì chị này nói “cho con gái bốn t.uổi, mua ba ngày kháng sinh thôi, uống từng đó bớt bệnh ngưng được rồi, uống nhiều kháng sinh đâu tốt”.
Rồi chị giãi bày rằng, con gái tháng nào cũng bị viêm hô hấp trên, đi bác sĩ uống theo toa thuốc thấy khỏi nên khi bị bệnh chị cứ mua đúng những loại thuốc theo toa cũ cho con uống. Chị biết dùng kháng sinh không tốt nhưng nếu cho uống mỗi siro ho thì bệnh của bé cứ kéo dài, chỉ có kết hợp kháng sinh mới mau hết các triệu chứng ho và sổ mũi.
Sau đó, một phụ nữ khác ghé vào tiệm, miêu tả triệu chứng ho, sốt kéo dài không khỏi, nhân viên bán thuốc bảo nếu ho kèm sốt là dấu hiệu bội nhiễm phải dùng kháng sinh, chị bèn tự mặc cả liều dùng với người bán thuốc. T.iền thuốc bao gồm cả kháng sinh cho 5 ngày lên tới gần 300.000 đồng, trong đó t.iền thuốc kháng sinh chiếm hơn một nửa nên vị khách hàng tiếc rẻ, cho rằng nhân viên bán thuốc cố vẽ thêm cho mình tốn t.iền nhiều.
Liên quan tình trạng sử dụng kháng sinh không cần thiết gây ra nguy cơ đề kháng kháng sinh, tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, cho biết vẫn đang tồn tại thực trạng một số đoàn từ thiện tổ chức khám, tặng thuốc miễn phí và tặng luôn cả kháng sinh cho người dân. Điều này là không nên mặc dù có bác sĩ trong đoàn kê toa. Thực tế, không ít người dân khai nhiều triệu chứng, nhiều bệnh với bác sĩ của các đoàn từ thiện để được lấy nhiều bịch thuốc miễn phí về cất đi dùng dần.
Theo tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, không riêng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới mà tại nhiều khoa hồi sức tích cực của các bệnh viện đã ghi nhận tình trạng bệnh nhân đa kháng thuốc và kháng luôn cả với kháng sinh Colistin – được coi là vũ khí cuối cùng để điều trị các bệnh lý n.hiễm t.rùng.
Đối với các trường hợp này, bệnh viện lập tức cách ly bệnh nhân vào phòng áp lực âm để vi khuẩn kháng thuốc không lây lan ra môi trường xung quanh và những bệnh nhân bên cạnh. Nếu đề kháng với tất cả loại kháng sinh thì cơ hội sống sót của bệnh nhân rất mong manh, chỉ có thể trông chờ vào đề kháng của chính cơ thể.
Đề kháng kháng sinh lây từ vật chăn nuôi qua người
Ngoài ra, mối nguy đề kháng kháng sinh trên con người còn có thể đến từ việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
Phó giáo sư – tiến sĩ Ngô Thị Hoa, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (đặt tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM), đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và đề kháng kháng sinh trên con người.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc đơn vị này đã làm khảo sát trên 200 trại gà; khảo sát mẫu phân của gà, người trực tiếp chăn nuôi và cả những người sống trong vùng. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận kết quả 100% các trại gà có vi sinh đa kháng thuốc, tỷ lệ vi khuẩn E. Coli kháng với kháng sinh Tetracycline là 90%. Ngoài ra, hiện nay kháng sinh Colistin được dùng trong chăn nuôi rất phổ biến, có tới 33% người chăn nuôi tại các trại gà khảo sát có vi khuẩn kháng với kháng sinh Colistin. Ngay cả những dân cư trong vùng không liên quan trực tiếp tới các trại gà đó cũng cho tỷ lệ 10% bị nhiễm vi khuẩn E. Coli đề kháng với kháng sinh Colistin.
Ngay tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, thỉnh thoảng các bác sĩ cũng tiếp nhận bệnh nhân là người g.iết mổ heo bị lây nhiễm liên cầu khuẩn heo. Khi làm kháng sinh đồ và xét nghiệm, các bác sĩ thấy liên cầu khuẩn trên các bệnh nhân này đề kháng với loại kháng sinh rất lạ hay dùng trong nông nghiệp. Việt Nam là nước thứ sáu trên thế giới dùng nhiều kháng sinh trong nông nghiệp. Nếu vẫn dùng kháng sinh như hiện nay thì vào năm 2030 lượng kháng sinh trong nông nghiệp của Việt Nam sẽ tăng 157% so với thời điểm hiện tại.
Theo dược sĩ Huỳnh Phương Thảo, người dân và ngành y tế cần có ý thức và tích cực hơn nữa để hạn chế tình trạng đề kháng kháng sinh. Cụ thể, dùng kháng sinh phải theo chỉ định của bác sĩ, đúng thời gian và đúng liều, phải phối hợp, xoay vòng kháng sinh. Cần có hệ thống giám sát toàn diện về kháng thuốc của quốc gia. Bởi hiện nay, với một ca n.hiễm t.rùng vào bệnh viện, các bác sĩ vẫn đang dùng cách cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh bao vây theo kinh nghiệm điều trị, điều này góp phần làm tăng nguy cơ kháng thuốc.