Đa phần người mắc sỏi thường “nuôi lớn” những hung thần này vì lý do bận rộn trong công việc và cuộc sống, gặp cơn đau thì dùng thuốc cho qua đi rồi lại lao vào guồng quay vội vã thường ngày.
Bài Viết Liên Quan
- B.é g.ái 7 t.uổi bị dậy thì sớm sau khi để đèn đi ngủ liên tục trong 3 năm
- Tác hại khôn lường của đồ chơi t.ình d.ục
- Bất ngờ với lợi ích sức khỏe khi ăn sắn
Nhiều người mắc sỏi nhưng vì bận rộn nên không đi chữa trị (ảnh minh họa)
“Tưởng chữa sỏi lâu, ai ngờ nhanh hơn kỳ vọng”
Anh Trần Văn T là một người trẻ nhưng lại tình cờ phát hiện ra viên sỏi hơn 1cm bên thận trái từ năm trước. Bác sĩ đã đề nghị anh chữa sỏi luôn vì kích thước còn nhỏ sẽ dễ xử lý hơn. Tuy nhiên do chủ quan cộng với công việc bận rộn, anh T đã quên mất viên sỏi của mình mà vẫn lao đầu vào làm việc, thức khuya, ăn uống không đúng bữa. Thời gian gần đây anh hay đau bụng, thi thoảng còn bị quặn thắt, sau khi đến bệnh viện thì anh mới biết được viên sỏi mình đã “chạy” xuống niệu quản và kẹt ở đó gây đau đớn.
Chia sẻ với bác sĩ, anh bày tỏ rằng mình đang ở trong một dự án khá gấp, không muốn nghỉ dở chừng vì phải nhập viện điều trị. Sau khi kiểm tra tình trạng bệnh nhân qua các xét nghiệm chụp chiếu, bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Phó Giám đốc phụ trách Ngoại thận tiết niệu – Bệnh viện Thu Cúc, Nguyên Trưởng khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Xanh Pôn, Phó Chủ tịch Hội Thận tiết niệu miền Bắc) đã tư vấn cho bệnh nhân với giải pháp : tán sỏi ngoài cơ thể. Chỉ mất từ 30 – 45 phút nằm trên máy tán sỏi, tán xong về nhà ngay, hoàn toàn khỏe mạnh và không cần phải nằm viện.
Bệnh nhân đang được chữa sỏi bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
Công thức “3 cần 1 tránh” vẹn toàn cho bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu
Cần đến ngay bệnh viện uy tín để được xác định tình trạng sỏi và xử lý sỏi ngay
Bạn cần loại bỏ suy nghĩ “sỏi nhỏ chưa nghiêm trọng, chưa cần chữa ngay”, thực tế sỏi to hay sỏi nhỏ đều có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Như trường hợp bệnh nhân T được đề cập ở trên, tuy sỏi thận mới hơn 1cm nhưng khi kẹt xuống niệu quản lại gây đau từ âm ỉ đến quặn thận. ” Bệnh nhân chỉ cần để thêm 1 ít thời gian nữa là đường tiết niệu sẽ bị cọ xát và tổn thương, thận sẽ ứ nước và không thể tán sỏi ngoài cơ thể được .” – bác sĩ Huyên cho biết thêm.
Hiện nay công nghệ hiện đại đã có thể giúp chúng ta điều trị sỏi an toàn, phục hồi nhanh và ít thời gian hơn hẳn so với trước. Sỏi to, rắn, lâu năm thì có thể tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ thay vì mổ mở. Bệnh nhân chỉ có một vết rạch tầm 5mm trên lưng để đưa ống nội soi vào tán sạch sỏi, không giống mổ mở chục cm gây đau đớn và để lại sẹo. Sau tán, người bệnh cũng ít đau hơn, phục hồi nhanh và có thể xuất viện sau 3 – 5 ngày. Với sỏi ở niệu quản bé hơn 1.5cm và ở vị trí sát bể thận như anh T, người bệnh có thể tán ngoài cơ thể cực nhẹ nhàng và thoải mái, tán xong được về nhà luôn.
Cần lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện các phương pháp tán sỏi công nghệ cao
Tán sỏi công nghệ cao rất an toàn và hiệu quả nhưng cần được thực hiện với máy móc thiết bị hiện đại và đòi hỏi các thao tác chuẩn xác đến từng milimet. Chẳng hạn chọc dò tạo đường hầm nhỏ đến thận dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm trong quá trình tán sỏi qua da là một kỹ thuật cực kỳ phức tạp và cần độ chính xác cao. Kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong việc thực hiện các thao tác tán sỏi.
Một số trường hợp bệnh nhân mang “ổ sỏi” hoặc sỏi san hô quá cứng, cần đưa ra phác đồ toàn diện cho người bệnh như kết hợp nhiều phương pháp tán sỏi công nghệ cao với nhau. Bệnh nhân có thể được tán sỏi nội soi qua da xử lý những viên sỏi to và cứng, sau đó áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể để làm sạch tất cả những viên sỏi nhỏ còn sót lại. Những phác đồ này yêu cầu lựa chọn đơn vị có đầy đủ công nghệ cao để thực hiện tốt tất cả các phương pháp tán sỏi.
Nhiều kỹ thuật đòi hỏi đội ngũ bác sĩ phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
Cần lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt sau tán sỏi để tránh tái phát sỏi
Theo chia sẻ của bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại tiết niệu, nhiều bệnh nhân vì quá vui mừng sau khi tán sạch sỏi nhanh chóng mà chủ quan không giữ gìn sau khi tán sỏi, ăn uống bậy bạ, thức khuya… dễ khiến sỏi tìm đường quay lại và hình thành trong hệ tiết niệu. Do đó, bệnh nhân sau tán sỏi cần tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, không được lơ là về dinh dưỡng, uống đủ nước, không nhịn tiểu…
Tránh suy nghĩ “đợi sỏi to rồi tán một lần”
” Sỏi chữa càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm như n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, suy thận hay thậm chí là hỏng thận… Vì vậy, không được nghĩ rằng, sỏi nào cũng tán được, vậy mình cứ đợi sỏi to rồi tán một lần cho xong để tiết kiệm thời gian. Ôm sỏi lâu, biến chứng sẽ càng nặng nề mà không ai biết trước được. ” bác sĩ Huyên kết luận.
Kết hợp kỹ thuật cao làm sạch “ổ sỏi” ở cả thận và niệu quản
10 năm qua Bác NVH (60 t.uổi, Nghệ An) không ngờ có ngày sẽ “giải tán” được ổ sỏi nhẹ nhàng như thế. Người đàn ông này từng bi quan nghĩ rằng bị sỏi đã khổ, sỏi lại còn ở nhiều vị trí thì chữa đến bao giờ cho hết.
Sỏi thận, sỏi tiết niệu lâu năm thường phát triển với kích thước lớn, gây đau vùng lưng, hông từ âm ỉ đến quặn từng cơn
“Ổ sỏi” lâu năm và phác đồ phối hợp kỹ thuật cao trong điều trị sỏi
Bác NVH nhập viện điều trị sỏi với tình trạng mắc sỏi hơn 10 năm nay với một ổ sỏi nằm ở nhiều vị trí trong hệ tiết niệu. Kết quả chụp chiếu cho thấy bác H có hai viên sỏi khá to nằm ở thận trái với kích thước lớn nhất hơn 3cm, một đám sỏi nhỏ từ 5mm – 1cm thì bị kẹt lại ở niệu quản. Việc nuôi một ổ sỏi trong nhiều năm khiến sức khỏe người đàn ông này sa sút khá nhiều. Trước đây chỉ là những cơn đau âm ỉ nhưng càng về sau thì đau thường xuyên hơn, tiểu buốt khó chịu, đôi khi có lẫn m.áu.
Với tình trạng sỏi như vậy, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Phó Giám đốc phụ trách Ngoại thận tiết niệu – Bệnh viện Thu Cúc, Nguyên Trưởng khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Xanh Pôn, Phó Chủ tịch Hội Thận tiết niệu miền Bắc) đã tư vấn điều trị bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tán sỏi để làm sạch sỏi thận trái, sau đó dùng tán sỏi ngoài cơ thể đối với phần sỏi ở niệu quản đoạn trên sát bể thận. Đây được coi là phác đồ điều trị hoàn hảo, giúp bác H loại bỏ hết sỏi mà không phải chịu đau đớn nặng nề, không phải mổ mở lấy sỏi như trước đây.
Cận cảnh một ca tán sỏi qua da đường hầm nhỏ xử lý sỏi to, sỏi san hô phức tạp…
Cụ thể với phương pháp tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ, bác sĩ chỉ cần tạo một vết rạch 5mm để tạo đường hầm tiếp cận với sỏi ở thận và sau đó dùng năng lượng cao từ tia laser b.ắn phá sỏi rồi hút bỏ ra ngoài. ” Như vậy bệnh nhân đỡ đau cũng không phải nằm viện lâu, trung bình sau 3 ngày là có thể về nhà. Phương pháp này là lựa chọn tối ưu cho các trường hợp sỏi thận>2cm, sỏi san hô phức tạp, thay thế hoàn toàn cho mổ mở.”
Một phương pháp khác được kết hợp trong phác đồ điều trị cho bác H là tán sỏi ngoài cơ thể. Người bệnh không cần phải mổ, không đau, tán xong về nhà luôn mà vẫn sạch sỏi. Theo đó bác sĩ sẽ phát nguồn năng lượng sóng xung kích từ máy tán sỏi để làm vỡ sỏi thành vụn nhỏ, vụn sỏi sẽ từ từ trôi ra ngoài theo đường nước tiểu. “Ưu thế rất lớn của tán sỏi ngoài cơ thể là không gây ra bất cứ xâm lấn nào nên rất an toàn, phù hợp cho trường hợp người cao t.uổi như bác H. Tán sỏi ngoài cơ thể phù hợp cho sỏi niệu quản ở vị trí 1/3 trên sát bể thận và
Đúng theo dự kiến bác H thực hiện tán sỏi nội soi qua da xử lý thành công sỏi ở thận và ra viện sau 3 ngày. 1 tháng sau đó bác tiếp tục quay trở lại Thu Cúc để thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể xử lý nốt phần sỏi ở niệu quản.
Ở lần tái khám gần đây nhất, sức khỏe củ bác H đã ổn định, tinh thần vui vẻ, phấn khởi. “Trước đó bệnh nhân còn chia sẻ là không biết chữa bao lâu cho hết sỏi. Nay 2 lần tán trong 1 tháng mà sỏi đã được xử lý hết thì thấy rất nhẹ nhõm.”
Sỏi dù ở vị trí nào cũng cần phải điều trị sớm
Chia sẻ về trường hợp của bác NVH, bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên cho biết tình trạng sỏi xuất hiện ở nhiều vị trí trên hệ tiết niệu là không hề hiếm gặp. Tùy theo vị trí của viên sỏi, bác sĩ sẽ tư vấn phối hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh.
Đối với hai viên sỏi lớn ở đài bể thận thì tán sỏi nội soi qua da là hiệu quả nhất, thay thế hoàn toàn cho mổ mở trước đây. Người bệnh ít phải chịu đau nhưng bác sĩ vẫn có thể tiếp cận với sỏi để xử lý trực tiếp, tránh tình trạng sót sỏi. Sau tán, bệnh nhân phục hồi nhanh, trung bình từ 3 – 5 ngày là đã có thể ra viện.
Với sỏi ở niệu quản vị trí trên sát bể thận, kích thước
Tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ, không đau, không nằm viện là lựa chọn hiệu quả cho các trường hợp sỏi thận, sỏi niệu quản có kích thước nhỏ
“Phương án điều trị được đội ngũ bác sĩ chúng tôi tính toán cẩn thận. Mục tiêu là làm sao loại bỏ được sỏi nhanh nhất để tránh mất sức cho người bệnh, tái lập sự thông thoáng của đường niệu đồng thời tiết kiệm thời gian, t.iền bạc.”
Bác sĩ nhấn mạnh rằng khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ sỏi tiết niệu như đau vùng thắt lưng kèm sốt, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc đỏ thì nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Sỏi tiết niệu hoàn toàn có thể điều trị được, hiệu quả nhất là khi sỏi còn nhỏ. Hiện tại đã có các phương pháp tán sỏi ít xâm lấn, giúp làm sạch sỏi rất nhẹ nhàng, hạn chế đau đớn, không ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiết niệu.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội làm chủ các phương pháp tán sỏi hiện đại nhất hiện nay: tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ, tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ. Hiện Thu Cúc đang có chương trình ưu đãi: Miễn phí khám sỏi với bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên đồng thời giảm 20% chi phí tán sỏi khi có chỉ định. Đăng ký tại đây: https://benhvienthucuc.com/tan-soi-cong-nghe-cao-danh-bay-soi-tiet-nieu/ hoặc gọi tổng đài 1900 5588 96 để được tư vấn cụ thể.