Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 40 giây trên thế giới lại có 1 người t.ự t.ử do trầm cảm.
Năm 2020, bệnh trầm cảm vượt qua bệnh ung thư, tiểu đường để trở thành căn bệnh thứ hai đe dọa sức khỏe con người chỉ sau tim mạch. Ở Việt Nam, bệnh lý này đang có chiều hướng tăng ở giới trẻ, đặc biệt nữ giới.
Bài Viết Liên Quan
- 3 vùng trên cơ thể con gái càng “đen” càng chứng tỏ tử cung đang chứa nhiều độc tố
- Phụ nữ có 4 điểm này càng “xấu” lại càng khỏe mạnh và sống thọ hơn hẳn người khác
- Thật tuyệt vời nếu thực sự cà phê có thể là lá chắn chống lại Covid-19
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển đang thăm khám cho người mắc bệnh trầm cảm
Cô đơn trong chính nhà mình
Chỉ trong vòng một tuần, ở TPHCM có đến 2 trường hợp phụ nữ t.ự t.ử được cơ quan chức năng xác định do bị bệnh trầm cảm. Ở họ có nhiều điểm chung khi đều là nữ giới, sống đơn thân, ở chung cư cao tầng và t.ự t.ử khi đang trong giai đoạn điều trị “rối loạn giấc ngủ” hoặc có “các biểu hiện tâm lý không bình thường”.
Nạn nhân đầu tiên là chị N.T.A.T. (33 t.uổi, sinh sống cùng em gái tại một căn hộ ở tầng 31 của một chung cư tại quận 7). Gia đình nạn nhân cho biết, chị T. mắc bệnh trầm cảm từ năm 2013, đã đi khám và điều trị tại nhiều bệnh viện tâm thần. Không khỏi bệnh, trái lại gần đây, biểu hiện tâm thần của nạn nhân ngày một nặng hơn và “có ý định t.ự t.ử”.
Một ngày trước khi t.ự t.ử, bệnh nhân có những biểu hiện tâm lý không bình thường. Người thân trong gia đình đến hỗ trợ chăm sóc nhưng cuối cùng không thể ngăn được cái c.hết báo trước. Một tuần sau, câu chuyện đau lòng lặp lại tại một chung cư ở quận Thủ Đức.
Lần này, nạn nhân là bà N.T.M.T. (50 t.uổi, nghề nghiệp luật sư, sống độc thân tại căn hộ trong chung cư). Sau khi nạn nhân t.ử v.ong, cơ quan chức năng phát hiện trên bàn làm việc của nữ luật sư có hồ sơ khám bệnh “rối loạn giấc ngủ” tại một bệnh viện tâm thần.
Hai cái c.hết này khiến cộng đồng bất ngờ, nhưng với những người trong cuộc, vốn đang phải đối diện với căn bệnh trầm cảm có thể là một cái kết hiển nhiên cho quá trình chịu đựng quá mức.
Chị T. chia sẻ, bản thân có rất nhiều mối quan hệ, nhưng không thân thiết với ai cả. “Chỉ là vài câu xã giao, ở chỗ làm thì nói cười, trên đường về nhà vừa đi vừa khóc, về đến nhà lại phải tỏ ra bình thường, sắp ngủ lại đày đọa bản thân một trận. Sáng mở mắt nhìn ra ngoài, đều là một màu xám xịt, tự hỏi sao mình không c.hết đi, luôn luôn giữ suy nghĩ phải làm sao để có thể c.hết”, chị nói. Và cũng từ trong cuộc, không phải ai cũng chọn cái c.hết. Như trường hợp của chị T.N. đã cố gắng đưa tín hiệu cầu cứu nhiều lần cho người thân để điều trị bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TPHCM, cho biết, quá trình để một người mắc bệnh trầm cảm đi đến quyết định t.ự t.ử sẽ trải qua 3 giai đoạn, gồm: có ý định t.ự t.ử, mưu toan t.ự t.ử và cuối cùng là t.ự t.ử. Nếu sống một mình, không có người thân chia sẻ, động viên, người bệnh dễ nảy sinh ý định t.ự t.ử. Bên cạnh đó, các trường hợp t.ự t.ử gần đây do môi trường sống trong chung cư tương đối khép kín và ít có sự giao tiếp, khiến ý tưởng t.ự t.ử dễ trở thành sự thật.
Nhận biết t.ự t.ử qua 5 câu hỏi
Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, bệnh trầm cảm xuất phát từ những rối loạn của não bộ, dẫn đến những ảnh hưởng về mặt tâm lý. Từ đó, hình thành những suy nghĩ và hành vi bất thường, trong đó có t.ự t.ử. Tại Việt Nam hiện nay, bệnh trầm cảm đang có chiều hướng tăng trong giới trẻ.
Nữ giới bị trầm cảm và có ý định t.ự t.ử thường nhiều hơn nam giới, nhưng nam giới t.ử v.ong nhiều hơn do sử dụng hình thức t.ự t.ử quyết liệt, bạo lực hơn. Khi một người trầm cảm quyết định t.ự t.ử là lúc rơi vào một trạng thái bất ổn tâm lý. Trạng thái này có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, nguyên nhân tâm thần – tâm lý chiếm hầu hết các trường hợp (trên 80%). Và trong nguyên nhân tâm thần – tâm lý, trầm cảm chiếm tỷ lệ cao nhất, cùng với các bệnh lý khác như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, nghiện chất…
“Để nhận biết được dấu hiệu của người mắc bệnh trầm cảm có ý định t.ự t.ử, người thân cần đưa ra 5 câu hỏi để xem xét mức độ mãnh liệt. Cụ thể, hỏi họ có mặc cảm mình là một người thất bại không? Có cảm thấy mình vô dụng không? Có ý tưởng cho rằng, mình là một gánh nặng cho gia đình và người thân?
Có hay suy nghĩ về cái c.hết hay không? Và cuối cùng, hỏi họ có nghĩ rằng, nếu mình c.hết đi sẽ giải thoát cho mình và sẽ tốt hơn cho gia đình hay không? Nếu qua 5 câu hỏi cơ bản này câu trả lời là có, thì ý định t.ự t.ử đang đến rất gần và cần được can thiệp y khoa ngay lập tức. Ngoài ra, khi đột nhiên bệnh nhân trở nên bình tĩnh khác thường, không còn buồn bã hay khóc lóc thì cũng là lúc cực kỳ nguy hiểm. Bởi, bệnh nhân gần như đã đi đến một quyết định kinh khủng, sau một thời gian suy nghĩ nghiền ngẫm”, bác sĩ Hiển cảnh báo.
Theo bác sĩ Hiển, trầm cảm có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng cách phối hợp, gồm tâm lý liệu pháp và dùng thuốc điều trị triệu chứng. Thời gian điều trị, theo dõi cần ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, nếu người bệnh sau khi chữa khỏi tiếp tục gặp phải cú sốc hay các mối lo toan… có thể sẽ tái phát.
Vì vậy, nếu người bệnh có những dấu hiệu như trên, người thân nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa để khám, can thiệp y khoa kịp thời. Đồng thời, sự nâng đỡ, lắng nghe của bạn bè và người thân hàng ngày chính là một “liều thuốc” vô cùng quan trọng, có thể giúp phát hiện và làm dịu đi ý tưởng t.ự t.ử…
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), khoảng 8%-29% t.rẻ e.m đang trong độ t.uổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần.
Tuy nhiên, số người được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết chiếm rất nhỏ. Điều đó khiến một bộ phận còn lại tìm kiếm và sử dụng rượu, t.huốc l.á và m.a t.úy để “tự chữa”, xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng, thậm chí gây nguy hiểm với xã hội. Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người t.ự t.ử ở Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người t.ự t.ử do trầm cảm.
Nguy cơ t.ự t.ử ở trẻ v.ị t.hành n.iên mắc bệnh trầm cảm
Mất ngủ thường gặp ở trẻ v.ị t.hành n.iên, đặc biệt là trẻ gái và thường có liên quan đến yếu tố tâm lý. Nhiều trường hợp mất ngủ là biểu hiện của một số căn bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm…
Ảnh minh họa.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, không ít trường hợp trẻ v.ị t.hành n.iên được đưa tới viện thăm khám sau một thời gian mất ngủ và được các bác sĩ chẩn đoán mắc phải các chứng bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm… Nhiều trẻ trong số đó còn có ý nghĩ t.ự t.ử vì mệt mỏi và không còn hứng thú với cuộc sống.
TS. BS Ngô Anh Vinh, Khoa Sức khoẻ V.ị t.hành n.iên cho biết, ở t.rẻ e.m, mất ngủ thường gặp ở trẻ v.ị t.hành n.iên, đặc biệt là trẻ gái và thường có liên quan đến yếu tố tâm lý. Nhiều trường hợp mất ngủ là biểu hiện của một số căn bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm…
Ngoài ra, đây cũng là những hậu quả do trẻ nghiện game hay mạng xã hội. “Nghiện game hay mạng xã hội cũng là một trong những lý do khiến trẻ mất ngủ và gây nên tình trạng suy nhược cơ thể. Ngay cả khi trẻ đi vào giấc ngủ, những nội dung không lành mạnh hoặc có tính bạo lực qua công nghệ số cũng có thể khiến trẻ bị ám ảnh và gây rối loạn giấc ngủ”, BS Vinh cho biết.
Nếu trẻ bị mất ngủ kéo dài có thể gây ra các bệnh lý về tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Trẻ bị trầm cảm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng khiến trẻ mệt mỏi, buồn chán và bi quan. Đó cũng là một nguyên nhân khiến nhiều trẻ xuất hiện ý nghĩ muốn t.ự t.ử vì không còn cảm thấy hứng thú trong cuộc sống.
Các chuyên gia tâm lý cũng chỉ ra một đặc điểm chung ở những trẻ bị rối loạn giấc ngủ khi tới bệnh viện khám, đó là thường thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, cha mẹ. Trẻ không được lắng nghe những tâm sự của mình nên khi mắc bệnh, diễn biến thường trở nên nặng nề. Do đó, các bậc phụ huynh cần dành thời gian để đồng hành, chia sẻ với con cái, từ đó giải tỏa các vấn đề tâm lý cũng như sớm nhận ra những biểu hiện bất thường, đặc biệt khi trẻ bước vào t.uổi vị thành niên.