Khí hư màu xanh vàng, nâu đen hoặc đỏ có thể là cảnh báo về những bất thường của thai nhi hoặc viêm nhiễm vùng kín ở bà mẹ.
Khi mang thai, cơ thể trải qua nhiều thay đổi như ngực nổi gân xanh, sưng, phù chân, tay, tăng cân, giãn tử cung và rạn da. Nhiều bà bầu gặp thêm tình trạng biến đổi màu khí hư ( dịch tiết â.m đ.ạo).
Tăng dịch tiết â.m đ.ạo là dấu hiệu sớm cho thấy bạn mang thai. Nó sẽ xuất hiện trong suốt thời gian mang bầu. Khí hư có thể thay đổi về màu sắc, kết cấu, thể tích và số lượng.
Theo Bold Sky , trong một số trường hợp, màu sắc của khí hư cảnh báo sức khỏe thai phụ đang gặp vấn đề.
Nguyên nhân gây khí hư khi mang thai
Tiết dịch â.m đ.ạo là hiện tượng sinh học bình thường ở phụ nữ và thay đổi theo thời gian. Khí hư thường xuất hiện nhiều ở thời điểm trước kỳ k.inh n.guyệt. Với phụ nữ mang thai, dịch tiết â.m đ.ạo tăng là hiện tượng không đáng ngại. Nếu bình thường, khí hư thường màu trong hoặc trắng sữa, loãng, không có mùi khó chịu.
Nhiều phụ nữ nhận thấy tăng khí hư trong những tháng đầu thai kỳ. Điều này do nồng độ hormone estrogen cao hơn bình thường và những thay đổi ở cổ tử cung khi mang thai. Lượng dịch tiết â.m đ.ạo tăng lên trong suốt thai kỳ giúp giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng tử cung, â.m đ.ạo.
Vào những tuần cuối thai kỳ, khí hư tăng nhiều và thường có màu hồng nhạt. Chất nhầy dính, có độ sệt như thạch, cho thấy bạn chuẩn bị chuyển dạ.
Bài Viết Liên Quan
- Nên tiêm HPV 4 chủng hay 9 chủng? Giải đáp câu hỏi quan trọng về HPV và vắc xin phòng ngừa
- Lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn cơm và gạo lứt
- 4 thói quen xấu đang ‘tàn phá’ chúng ta
Khí hư là hiện tượng sinh học bình thường, có thể cảnh báo sớm bạn mang thai. Ảnh: Shutter Stock.
Cẩn trọng khi khí hư biến màu
Sự thay đổi màu sắc của khí hư là điều các bà mẹ nên chú ý, tránh chủ quan bởi đây là dấu hiệu cảnh báo sớm một số vấn đề về sức khỏe.
Màu trong hoặc trắng sữa: Đây là màu sắc bình thường của khí hư. Chúng có màu trắng sữa hoặc trong, loãng, có mùi nhẹ nhưng không hôi, khó chịu. Phụ nữ mang thai dưới 40 tuần nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy dịch tiết â.m đ.ạo tăng lên và đặc như thạch. Sự thay đổi này có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non.
Màu trắng, sần: Nếu khí hư tiết ra có màu đục, vón cục, đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng n.hiễm t.rùng nấm vùng kín. Tình trạng này thường gặp khi mang thai bởi sự thay đổi nội tiết tố dễ phá vỡ cân bằng pH của â.m đ.ạo. Các triệu chứng của n.hiễm t.rùng nấm vùng kín gồm có ngừa, nóng rát, đau khi đi vệ sinh hoặc làm “chuyện ấy”.
Xanh hoặc vàng: Nếu khí hư có màu vàng xanh, rất có thể bạn bị n.hiễm t.rùng lây truyền qua đường s.inh d.ục (STIs). Nó bao gồm các bệnh như nhiễm trichomonas hoặc chlamydia. STIs có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ, ảnh hưởng thai nhi và bà mẹ.
Chlamydia và bệnh lậu nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ đau vùng chậu mạn tính và mang thai ngoài tử cung. Các trường hợp STIs còn lại nếu không được chữa sớm dễ dẫn tới nhiều tình trạng mạn tính như bệnh thần kinh, tim mạch, vô sinh.
Bà bầu nhiễm STIs sẽ gặp nhiều biến chứng như thai ngoài tử cung, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng mẹ và thai nhi.
Khí hư màu xanh, vàng có thể là dấu hiệu cảnh báo bà mẹ bị n.hiễm t.rùng lây truyền qua đường s.inh d.ục. Ảnh: Shutter Stock.
Nâu: Nếu khí hư có màu nâu, đây có thể là triệu chứng ban đầu cho thấy bạn đã mang thai. Hiện tượng này xảy ra khi m.áu cũ bị tống ra ngoài cơ thể và thường không phải dấu hiệu đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi khí hư chuyển màu nâu đen sậm, bạn nên đi khám.
Xám: Dịch tiết â.m đ.ạo có màu xám có thể là dấu hiệu của bệnh n.hiễm t.rùng âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis – BV). Bệnh xảy ra do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, làm tăng nguy cơ sẩy thai, chuyển dạ sinh non, viêm màng đệm. Bà mẹ bị bacterial vaginosis sau sinh có thể bị viêm nội mạc tử cung, n.hiễm t.rùng vết mổ.
Đỏ: Các nghiên cứu cho thấy từ 7 đến 24% phụ nữ bị c.hảy m.áu trong thời kỳ đầu mang thai. Nếu bị c.hảy m.áu nhiều kèm các huyết khối đông đặc, đau quặn bụng, bà mẹ nên đi khám ngay lập tức bởi đây là cảnh báo sớm của hiện tượng sẩy thai.
Hồng: Màu sắc này của khí hư là hiện tượng bình thường. Nó thường xuất hiện vào những tuần cuối của thai kỳ, khi cơ thể chuẩn bị chuyển dạ.
Thông thường, trong thời gian mang thai, cổ tử cung luôn đóng kín và được bịt bởi nút nhầy. Đây là hàng rào vững chắc ngăn mọi tác nhân từ â.m đ.ạo xâm nhập buồng trứng. Khi có dấu hiệu sắp sinh, dưới tác dụng của cơn gò tử cung, nút nhầy thoát ra. Nó hòa lẫn cùng các m.áu tạo ra do vỡ một số mao mạch trên cổ tử cung, từ đó tạo thành dịch nhầy màu hồng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là cảnh báo hiện tượng sẩy thai. Do đó, bà mẹ cần theo dõi và khám thai định kỳ.
Phòng tránh các bệnh s.inh d.ục khi mang thai
Khí hư có màu bất thường phụ thuộc nhiều nguyên nhân. N.hiễm t.rùng nấm vùng kín có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm. Viêm â.m đ.ạo do vi khuẩn thường chữa bằng thuốc kháng sinh. Các bệnh lây nhiễm qua đường sinh học (STIs) cũng điều trị bằng cách tương tự.
Để phòng tránh các vấn đề liên quan viêm nhiễm vùng khi mang thai, bà bầu nên giữ sạch sẽ và khô thoáng. Bạn nên mắc đồ lót bằng vải cotton, thay ít nhất 2-3 lần/ngày để tránh tích tụ vi khuẩn. Khi vệ sinh vùng kín, bạn nên chọn xà bông hoặc dung dịch không mùi, lành tính, không nên thụt rửa hay chất có mùi.
Bà bầu cũng nên ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng, tăng cường các thực phẩm giàu probiotics. Sau khi quan hệ, bạn nên làm sạch vùng kín bằng cách lau từ trước ra.
Với vỏn vẹn 2 tép tỏi mỗi ngày, bạn sẽ khỏe mạnh từ trong ra ngoài
Bởi lẽ, khi dùng tỏi, chị em không chỉ được hưởng những lợi ích sức khỏe nói chung mà còn nhanh chóng có được làn da sạch không tì vết, tăng khả năng kháng viêm nên vùng kín cũng được hưởng lợi…
Ăn 2 tép tỏi mỗi ngày – Bí mật giúp mọi người khỏe re, chị em phụ nữ càng nên thử
Từ bao đời nay, y học cổ truyền đã biết dùng tỏi để phòng, chống nhiều bệnh nguy hiểm. Các nhà khảo cổ học phát hiện, người Ai Cập cổ xưa dùng tỏi để làm thuốc, cụ thể là những đơn thuốc từ tỏi được tìm thấy trong các lăng mộ cổ.
Riêng ở Nga vào thế kỷ 19, người dân nơi đây cũng coi tỏi là một loại thần dược, có thể chữa được bách bệnh. Đến năm 1983, các nhà y học Nhật Bản phát hiện, tỏi đặc biệt chữa được các bệnh trĩ và đái tháo đường đem lại hiệu quả cao mà không hề có tác dụng phụ.
Từ bao đời nay, y học cổ truyền đã biết dùng tỏi để phòng, chống nhiều bệnh nguy hiểm.
Tỏi được sử dụng để trị một số loại bệnh liên quan đến hệ thống tim và m.áu. Những vấn đề này bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim mạch vành, nhồi m.áu cơ tim, xơ vữa động mạch. Tỏi có thể thực sự có hiệu quả trong việc làm chậm sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch và thể điều hòa huyết áp. Một số người sử dụng tỏi để ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến t.iền liệt và ung thư phổi. Tỏi cũng được sử dụng để điều trị ung thư tuyến t.iền liệt và ung thư bàng quang.
Để sử dụng tỏi thường xuyên theo cách đơn giản nhất mà không kém phần hiệu quả,giới chuyên gia khuyến cáo có thể ăn 1-2 tép tỏi sống đều đặn mỗi ngày. Hoặc uống nước ép tỏi. Hoặc sử dụng tỏi sống trong nhiều món ăn phù hợp hàng ngày… Tất cả nhằm tận dụng được những lợi ích không tưởng ấy.
Riêng với chị em phụ nữ, việc bổ sung 2 tép tỏi mỗi ngày thực sự cần thiết, lại không quá khó nên đừng vội bỏ qua. Giới chuyên gia nhận định, ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể của bạn, chẳng hạn như: Làm sạch cơ thể, tăng cường sức khỏe của thận, làm sạch làn da của bạn, hoạt động như một hệ thống tăng cường miễn dịch, chống lại viêm phế quản, kiểm soát sự thèm ăn…
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), ăn 2 tép tỏi mỗi ngày tốt cho sức khỏe nói chung, đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ. Bởi lẽ, tỏi có tính kháng viêm mạnh, ăn tỏi đều đặn sẽ giúp phòng chống được nhiều bệnh viêm nhiễm. Nhất là vào giai đoạn thời tiết ẩm ướt hiện nay, việc phòng chống bệnh phụ khoa càng cần thiết và ăn tỏi chính là mẹo vặt giúp chị em khỏe đẹp mà ai cũng có thể áp dụng hàng ngày.
“Tỏi có tính ấm, khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt nên được sử dụng để làm thuốc kháng sinh tự nhiên hàng ngày cho chị em phòng chống bệnh phụ khoa cũng là điều hoàn toàn có thể”, lương y chia sẻ thêm.
Ăn tỏi hàng ngày rất tốt nhưng hãy lưu ý khuyến cáo của chuyên gia!
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, tỏi có vị nóng, tính cay. Khi ăn vào cơ thể, tỏi phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ… Tỏi đem lại rất nhiều tác dụng như: Kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể – kể cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, chống lão hóa, chống ung thư…
“Ngoài việc dùng tỏi tươi, bạn có thể dùng tỏi đen. Đây đang được coi là dược liệu thời thượng. Qua một công đoạn chế biến, tỏi đen giúp ta phòng chống nhiều bệnh như gút, cao huyết áp, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đây là vị thuốc cực quý trong Đông y”, ông Toàn khẳng định.
Khi ăn vào cơ thể, tỏi phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ…
Vị lương y này cho biết thêm, bạn có thể dùng tỏi đen hoặc tỏi tươi nhưng nên ăn 2 tép tỏi mỗi ngày. Bạn có thể ăn sống, dầm vào nước chấm hàng ngày… đều tốt. Có thể nói, tỏi vừa là gia vị, vừa là cách dự phòng tốt cho các bệnh mãn tính.
Mặc dù tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng sử dụng loại dược liệu này một cách dễ dàng. BS Toàn khuyến cáo: “Tỏi có vị cay, tính nóng, nên nhiều người dùng tỏi bị kích ứng, ví dụ như gây kích thích dạ dày, do đó với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cần ngưng lại hoặc chế biến để dùng sang dạng khác”.