Chuyên gia cho rằng, nguyên nhân khiến số trẻ bị suy dinh dưỡng/béo phì là do bữa ăn trưa trường học và các bữa ăn ở nhà thiếu cân bằng hàm lượng dinh dưỡng.
11h trưa, các bé trong lớp mầm non 5 t.uổi (trường Mẫu giáo- Mầm non 1, thành phố Hải Phòng) ngồi vào bàn ăn. Thay vì các bé chỉ ngồi vào bàn ăn lặng lẽ và nhàm chán như trước đây, cô giáo Trương Thị Hồng Thắm kết hợp vừa cho bé ăn, vừa chấm, thưởng mặt cười với bé biết ăn phong phú các loại thức ăn; hoặc trò chuyện, kể truyện, đọc thơ về những “người bạn” rau củ quả cung cấp sức khỏe như thế nào… giúp bé thấy thân quen, hứng thú.
Đây là hình thức tổ chức bữa ăn bán trú mới được cô Thắm đưa vào áp dụng từ 10 ngày nay. Cùng với đó, cách chia cơm cho bé cũng được cô thay đổi. Theo đó, cô chia mỗi bé 3 bát riêng gồm: cơm- thức ăn- canh. Cô thực hiện cân đong, định lượng số lượng cơm, canh, thức ăn rõ ràng cho từng bé. Khi ăn, các bé chia nửa bát cơm đó ăn với thức ăn, nửa bát cơm còn lại ăn cùng canh.
Cô Thắm cho biết, trước đây, giáo viên chia bữa ăn trưa của trẻ thành 2 phần, gồm: một bát cơm trộn chung với thức ăn và một bát canh riêng. Trẻ sẽ ăn hết bát cơm với thức ăn mặn trước, hết bát đó các bé ăn thêm canh. Tuy nhiên, với cách làm này, nếu bé ăn chậm thì cơm sẽ không còn ngon nữa.
Bài Viết Liên Quan
- Tự kiểm tra cân nặng mỗi sáng giúp tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ
- Quy trình kiểm định vắc xin Sinopharm mất 2 ngày
- Thực phẩm tốt cho mắt khi phải sử dụng thiết bị điện tử liên tục
(Bữa ăn cháo của trường mẫu giáo- mầm non 1, thành phố Hải Phòng)
Theo đ.ánh giá của cô, việc thay đổi hình thức tổ chức bữa ăn bán trú khiến trẻ rất hào hứng, số trẻ ăn hết suất tăng lên đáng kể. Nếu hình thức này thành nếp, thành thói quen thì giáo viên sẽ đỡ vất vả hơn trong việc dỗ dành trẻ ăn và các bé cũng ăn được nhiều hơn.
3,5% trẻ suy dinh dưỡng
Ông Vũ Văn Trà, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết, qua kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng ở các trường mầm non trong địa bàn thành phố, hiện nay vẫn còn một bộ phận trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân và đáng lo ngại hơn là tỷ lệ trẻ béo phì hiện nay đang có xu hướng gia tăng.
Ví dụ như trường Mẫu giáo- Mầm non 1 (Quận Hồng Bàng, Hải Phòng), tỷ lệ suy dinh dưỡng khoảng 3,4-3,5% và tỷ lệ béo phì cũng tương tự. Mặc dù tỷ lệ này không cao, nhưng nguyên nhân khiến số trẻ bị suy dinh dưỡng/béo phì là do bữa ăn trưa trường học và các bữa ăn ở gia đình chưa được quan tâm thật sự về cân bằng hàm lượng dinh dưỡng.
Ông chỉ ra thực trạng, hiện ở một số gia đình đang cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đạm. Có những phụ huynh mua cho con ăn cả một con cua dẫn đến tình trạng quá nhiều lượng đạm nạp vào cơ thể. Rồi tâm lý của các ông bà, cha mẹ luôn thích cháu phải béo mũm mĩm. Ngược lại, có những gia đình ít quan tâm đến bữa ăn của trẻ ở nhà, việc ăn uống không đủ dưỡng chất, không đúng giờ… khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
Để bữa ăn của trẻ được đầy đủ dưỡng chất không gây ra tình trạng suy dinh dưỡng/béo phì, ông Trà cho rằng, bản thân nhà trường phải am hiểu để lựa chọn thực đơn phong phú, thay đổi món ăn các ngày trong tuần, cung cấp đủ vi chất cho trẻ. Song phụ huynh cũng phải thay đổi thực đơn, chế độ ăn- ngủ, cổ vũ khích lệ trẻ vận động cùng bố mẹ tham quan du lịch, khám phá, tăng chỉ số hứng thú…
Bếp ăn đảm bảo vệ sinh. (Ảnh minh hoạ)
Cùng với việc chú trọng bữa ăn bán trú, đại diện Sở GD&ĐT Hải Phòng mong muốn các trường mầm non cần tăng cường không gian các khu vực sân chơi ngoài trời, tạo mọi điều kiện để trẻ hoạt động, tăng cường thể lực. Thực tế cho thấy, trẻ đến trường được vận động nhiều thì sẽ tự tin, năng động hơn.
Ăn no chưa chưa đủ chất
Đ.ánh giá về bữa ăn học đường hiện nay, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, trừ cấp học mầm non, hầu hết các trường từ tiểu học trở lên được xây dựng với mục đích ban đầu chỉ phục vụ cho việc dạy và học. Do nhu cầu cấp thiết của phụ huynh và gia đình, sau đó nhiều trường đảm đương thêm việc phục vụ bữa ăn bán trú cho học sinh.
Các nhân viên tham gia nấu bếp ăn bán trú, những người trực tiếp chăm sóc bữa ăn cho trẻ không được đào tạo chuyên môn dinh dưỡng và thiếu kinh nghiệm xây dựng thực đơn. Vì vậy, vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong việc xây dựng thực đơn bữa ăn học đường đảm bảo đầy đủ các tiêu chí đủ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, tươi ngon, đa dạng, phù hợp lứa t.uổi và hợp lý chi phí.
Bữa ăn bán trú đôi khi chỉ dừng lại ở mức no và ngon miệng, chưa đáp ứng được các tiêu chí về cân bằng dinh dưỡng hoặc đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu từng lứa t.uổi.
Do vậy, việc thay đổi mô hình tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường là rất quan trọng.
” Đây là mô hình nằm trong đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho t.rẻ e.m, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe giai đoạn 2018-2025″ do Chính phủ ban hành và Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện “, đại diện Bộ cho biết thêm.
B.é t.rai ‘mập tròn quay’ nhập viện khẩn cấp vì thiếu m.áu nặng
Một b.é t.rai mới 6 tháng t.uổi đã nặng hơn 9 kg, nhìn bé bụ bẫm, trắng trẻo nhưng bác sĩ kết luận bé xanh xao, thiếu m.áu thiếu sắt nặng nề phải nhập viện truyền m.áu.
T.rẻ e.m cần đủ vi chất dinh dưỡng để phát triển
Ngày 16/11, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, đơn vị này đang điều trị cho b.é t.rai 6 tháng t.uổi, nặng hơn 9 kg bị thiếu m.áu nặng.
Trước đó, bé đến bệnh viện với thân hình trắng trẻo và bụ bẫm nhưng làn da xanh xao, tái nhợt do thiếu sắt.
Khai thác bệnh sử được biết bé bị ba mẹ bỏ rơi, sống với bà nội. Do hoàn cảnh khó khăn nên bà chỉ đủ điều kiện nuôi bé bằng sữa đặc có đường. Bé lớn dần với một cơ thể to béo nhưng thiếu toàn bộ dinh dưỡng và vi chất.
Khi làm xét nghiệm, bệnh nhi đã thiếu m.áu thiếu sắt mức độ nặng, thể tích khối hồng cầu trong m.áu chỉ còn 16% (bình thường theo độ t.uổi này phải đạt trên 30%), bé nhập khoa Ung bướu – Huyết học khẩn để truyền m.áu trong sự ngơ ngác chưa hiểu chuyện của người bà.
B.é t.rai nhìn bụ bẫm nhưng lại thiếu m.áu trầm trọng (ảnh:BVCC)
“Tiếp nhận ca bệnh đầy nghịch cảnh trong đêm, bác sĩ điều trị không khỏi chạnh lòng, vừa giận vừa thương cho thân phận của hai bà cháu, bác đã chạy ngay xuống siêu thị tiện ích ở Bệnh viện mua ngay cho bé hộp sữa công thức phù hợp t.uổi. Sau khi bồi hoàn truyền m.áu đúng chỉ định, bác dành thời gian cẩn thận hướng dẫn bà lại cách cho uống sữa cùng chế độ ăn dặm cân đối sắp tới để bù vi chất và sắt cho con” – một bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết.
Bé được xuất viện vài ngày sau đó. Ngày tái khám, bé vẫn mũn mĩm nhưng da hồng hào, tươi tắn hơn.
Theo các chuyên gia y tế, sau 6 tháng, ngoài sữa mẹ, trẻ cần ăn dặm thêm bột ngọt, bột mặn, cháo… để bổ sung dinh dưỡng. Việc ăn dặm ở giai đoạn này rất quan trọng, chế độ ăn phải cân bằng đủ 4 nhóm gồm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất, đặc biệt, bổ sung nguồn đạm từ động vật. Mỗi trẻ đều có chế độ ăn, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Nếu nghi ngờ trẻ thiếu m.áu hay mắc bệnh lý, phụ huynh cần theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, phụ huynh nên tiếp cận bác sĩ chuyên khoa nhi và dinh dưỡng để đưa ra giải pháp hợp lý nhất cho trẻ.
Các bác sĩ cũng cho rằng, phụ huynh cần thay đổi dần suy nghĩ mập mạp mới tốt. Mập mạp là đầy đủ dinh dưỡng vi chất. Thực ra thì bé mập chỉ thích mỗi cái là nhìn dễ thương, đã mắt và được khen nuôi con giỏi mà thôi; nhưng những tác hại y khoa nhìn là thấy. Nuôi con hãy theo sự tăng trưởng toàn diện, đừng nuôi theo lời của những người xung quanh.