Đôi chân là nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Bệnh vẩy nến xảy ra ở bàn chân, khiến việc đi lại trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến các hoạt động của bản thân.
Dưới đây là một số biện pháp có thể thực hiện giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
Bệnh vẩy nến ảnh hướng thế nào đến bàn chân?
Bệnh vẩy nến là một tình trạng do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức gây ra sự phát triển bất thường của tế bào da.
Thông thường, các tế bào da phát triển và rụng theo chu kỳ hàng tháng. Với bệnh vẩy nến, các tế bào da phát triển và tích tụ trên bề mặt da, tạo thành các mảng và vảy.
Bệnh vẩy nến ở chân (bệnh vẩy nến palmoplantar) gây ra các mảng da khô, đỏ, đau rát ở dưới hoặc lòng bàn chân. Một dạng hiếm gặp hơn của tình trạng này, được gọi là mụn mủ, bao gồm các mụn nước nhỏ, chứa đầy mủ ở cùng một khu vực. Trong cả hai trường hợp, vảy nến có thể nứt và ra m.áu, có thể gây khó khăn cho các công việc hàng ngày như đứng hoặc đi lại.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Da liễu Hoa Kỳ vào tháng 8/2020, những người bị bệnh vẩy nến palmoplantar có nguy cơ bị rối loạn tâm trạng – có thể là do các vấn đề về khả năng vận động – cao gấp sáu lần so với những người bị bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong một số trường hợp, những người bị bệnh vẩy nến ở chân thậm chí không thể đi lại. Nhưng tin tốt là có nhiều phương pháp điều trị và có thể làm rất nhiều điều để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Các phương pháp giúp bệnh vẩy nến dễ chịu hơn
Giữa các phương pháp điều trị và thay đổi lối sống, có rất nhiều bước bạn có thể thực hiện để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Bắt đầu với những chiến lược này để giúp bạn kiểm soát bệnh vẩy nến ở chân và bình phục trở lại.
1. Dùng thuốc tại chỗ
Theo GS. Mark Lebwohl, MD – Chủ nhiệm Khoa Da liễu (Bệnh viện Mount Sinai, New York): Tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các triệu chứng bệnh vẩy nến là dùng thuốc. Đối với những trường hợp nhẹ, steroid tại chỗ có thể đủ để làm dịu cơn bùng phát.
Kem dưỡng da, thuốc mỡ, kem bôi, thuốc xịt và bọt không kê đơn và kê đơn giúp giảm sưng và ngứa đồng thời có thể giúp bạn thoải mái hơn. Bên cạnh steroid tại chỗ, cũng có thể sử dụng các chất tương tự vitamin D và retinoid bôi tại chỗ.
Vì bệnh vẩy nến cũng có đặc điểm là các mảng vảy dày nên việc sử dụng thuốc bôi ngoài da để loại bỏ vảy một cách hiệu quả là rất hữu ích. Hãy hỏi bác sĩ xem liệu pháp điều trị không kê đơn với axit salicylic hoặc axit lactic có phù hợp với bạn không.
Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da giúp kiểm soát bệnh vẩy nến hiệu quả hơn.
2. Liệu pháp ánh sáng
Nếu thuốc bôi không có tác dụng, bạn nên chuyển sang điều trị bằng đèn chiếu. Liệu pháp ánh sáng thường được bác sĩ da liễu sử dụng. Đó là việc điều trị các vùng da bị ảnh hưởng như đáy bàn chân bằng tia cực tím (UV) một cách thường xuyên.
Những phương pháp điều trị này có thể được thực hiện dưới sự giám sát y tế tại phòng khám bác sĩ da liễu hoặc tại nhà với đơn vị đèn chiếu cá nhân. Liệu pháp ánh sáng đã được chứng minh là làm chậm sự phát triển của các tế bào da trên bàn chân bị ảnh hưởng bởi bệnh vẩy nến.
3. Các lựa chọn điều trị khác
Nếu các triệu chứng vẫn còn, có thể cân nhắc sử dụng các liệu pháp sinh học như tiêm. Tiêm nhắm mục tiêu vào các bộ phận cụ thể của hệ thống miễn dịch, ngăn chặn các tế bào hoặc protein có vai trò trong sự phát triển của bệnh vẩy nến hoặc thuốc uống toàn thân được sử dụng để làm dịu tình trạng viêm tiềm ẩn trong cơ thể.
4. Tránh chấn thương chân
Bất kỳ loại chấn thương nào ở bàn chân cũng có thể gây ra bệnh vẩy nến. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, bệnh vẩy nến có thể bùng phát ở một phần da trước đó không bị ảnh hưởng sau một vết sưng hoặc bầm tím nhỏ, được gọi là hiện tượng Koebner. Vì vậy, bảo vệ bàn chân của bạn khỏi bị thương là điều tối quan trọng đối với những người bị bệnh vẩy nến.
Không nên đi giày chật và giày cao gót vì áp lực mà chúng đặt lên các ngón chân. Nên sử dụng những đôi giày có mũi tròn, thay vì hình tam giác và nên tránh những đôi giày lỏng lẻo gây ma sát hoặc cọ xát vào gót chân. Nên mang dép xỏ ngón hoặc dép hở ngón khác vì giày cao gót có thể khiến ngón chân của bạn bị thương.
Bảo vệ bàn chân khỏi bị thương là điều quan trọng đối với người bệnh vẩy nến.
5. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp tập thể dục
Không có nghiên cứu nào cho thấy một loại thực phẩm cụ thể có thể làm trầm trọng thêm hoặc có lợi cho bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời. Đó là bởi vì có một mối tương quan chặt chẽ giữa béo phì và bệnh vẩy nến. Thông thường, những người béo phì gặp phải các triệu chứng bệnh vẩy nến nghiêm trọng hơn. Ngược lại, giảm cân có thể có tác động tích cực đáng kể đối với những người bị bệnh vẩy nến.
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm cân kết hợp với liệu pháp điều trị giúp cải thiện bệnh vẩy nến. Ngoài ra, các loại thuốc chữa bệnh vẩy nến đã được chứng minh là có hiệu quả hơn đối với những người đã giảm cân.
Một đ.ánh giá về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng được công bố trên tạp trí Cureus vào tháng 10/2018 đã phát hiện ra rằng: Giảm cân thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục là một “phương pháp dễ tiếp cận, rẻ t.iền” giúp những người bị bệnh vẩy nến kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của họ.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp tập luyện thể dục thể thao giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh vẩy nến tốt hơn.
Khi nào nên gặp bác sĩ da liễu
Gặp bác sĩ da liễu là điều cần thiết để kiểm soát các triệu chứng ảnh hưởng đến bàn chân của bạn. Bởi bệnh vẩy nến ở chân đôi khi có thể bị nhầm với một bệnh khác như nấm da chân. Việc điều trị sai tình trạng bệnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và kéo dài thời gian chữa trị. Do đó, nên gặp bác sĩ khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Các thuốc giúp quản lý bệnh vảy nến thông thường ở t.rẻ e.m
Vảy nến là một bệnh da thường gặp ở người lớn và t.rẻ e.m, gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Bệnh vảy nến ở t.rẻ e.m đa số đáp ứng với điều trị tại chỗ.
Tuy nhiên, một số trường hợp vảy nến mức độ trung bình đến nặng đòi hỏi điều trị bằng dùng thuốc toàn thân hoặc liệu pháp ánh sáng.
Mặc dù nhiều phương pháp điều trị vảy nến ở t.rẻ e.m được áp dụng tương tự như người lớn, nhưng các thử nghiệm về hiệu quả và độ an toàn để hướng dẫn cách tiếp cận điều trị bệnh vảy nến ở t.rẻ e.m còn hạn chế. Do đó, việc phát triển các hướng dẫn điều trị bệnh vảy nến ở t.rẻ e.m là một thách thức.
Trong thực hành lâm sàng, việc xem xét các yếu tố cụ thể của bệnh nhân, chẳng hạn như t.uổi, mức độ nặng của bệnh, bệnh đi kèm và khả năng chịu đựng các rủi ro và tác dụng phụ của các loại thuốc cụ thể, sẽ quyết định hướng điều trị.
Điều trị vảy nến ở trẻ nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hầu hết trẻ mắc bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình đáp ứng điều trị với các loại thuốc bôi tại chỗ như corticosteroid, ức chế calcineurin và các dẫn xuất của vitamin D. 10 – 20% t.rẻ e.m mắc vảy nến trung bình đến nặng (> 10% diện tích cơ thể) không đáp ứng với liệu pháp tại chỗ, thường phải điều trị liệu pháp ánh sáng hoặc dùng thuốc toàn thân.
Ngoài ra, lựa chọn phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào một số yếu tố khác của bệnh nhân. Viêm khớp vảy nến thường đòi hỏi điều trị bằng liệu pháp toàn thân dù tổn thương da ở mức độ nhẹ.
Quản lý vảy nến thông thường mức độ nhẹ đến trung bình ở t.rẻ e.m từ 4 t.uổi trở lên
Vảy nến thể mảng mức độ nhẹ đến trung bình khi tổn thương
Liệu pháp đầu tay
Corticosteroid tại chỗ là liệu pháp điều trị chính cho bệnh vẩy nến ở t.rẻ e.m dựa trên kinh nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, liệu pháp corticosteroid dài hạn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như teo da. Do đó, các thuốc bôi ngoài da không steroid (ví dụ, thuốc ức chế calcineurin hay dẫn xuất vitamin D tại chỗ) thường được thêm vào (hoặc thay thế) liệu pháp corticosteroid tại chỗ để giảm mức độ phơi nhiễm corticosteroid.
Corticosteroid tại chỗ
Cách dùng:
– Tổn thương vảy nến trên thân mình và tứ chi ở t.rẻ e.m có thể được điều trị bằng corticosteroid tại chỗ có độ mạnh từ trung bình tới mạnh (nhóm 2 – 4 (bảng dưới đây) bôi 2 lần/ngày. Các dấu hiệu cải thiện (giảm ban đỏ và độ dày vảy) thường rõ ràng trong vòng 1 -2 tuần đầu tiên, cải thiện dần khi tiếp tục sử dụng. Các tác giả thường khuyến cáo bôi hàng ngày trong 4 tuần. Sau khi cải thiện, có thể ngừng sử dụng hoặc giảm tuần tần xuất bôi ( bôi cách ngày, bôi 2 lần/tuần vào cuối tuần) để duy trì đáp ứng. Tiếp tục sử dụng hàng ngày trong tối đa bốn tuần trong các đợt bùng phát bệnh.
Bảng phân độ mức độ mạnh của corticoid bôi tại chỗ.
Vảy nến trên thân mình hoặc tứ chi không đáp ứng trong vòng 4 tuần điều trị corticosteroid tại chỗ nhóm 2 – 4, thì một đợt ngắn ( 2 tuần) corticoid mức độ rất mạnh (nhóm 1 (bảng 1)) là cần thiết. Sau 2 tuần sử dụng, nên giảm tần xuất bôi (ví dụ: hai ngày liên tục mỗi tuần). Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chuyển sang một loại corticosteroid mức độ nhẹ hơn.
Khuyến cáo nên kết hợp dẫn xuất vitamin D trong phác đồ điều trị. Bôi dẫn xuất vitamin D đồng thời với corticosteroid tại chỗ trong các đợt bùng phát cấp tính. Khi tần suất bôi corticosteroid tại chỗ giảm xuống còn hai ngày mỗi tuần, việc bôi chất tương tự vitamin D tại chỗ có thể tiếp tục trong năm ngày còn lại.
Corticosteroid tại chỗ có nhiều dạng bào chế (ví dụ: thuốc mỡ, kem, lotion, gel, dung dịch, xịt), thuốc mỡ được ưu tiên hơn do khả năng ngấm sau qua tổn thương vảy dày của vảy nến. Kết hợp corticosteroid tại chỗ với thuốc tiêu sừng, như axit salicylic 5% giúp tăng cường tác dụng của thuốc đối với các tổn thương nhiều vảy dày sừng.
Nên thận trọng khi sử dụng corticosteroid tại chỗ trên da mặt và vùng nếp kẽ do tăng nguy cơ tác dụng phụ trên da, tránh sử dụng corticosteroid tại chỗ hiệu lực trung bình đến mạnh ở những vùng này.
Tổn thương dát đỏ bong vảy mỏng, ranh giới rõ tập trung thành mảng vùng đầu gối ở trẻ 5 tuối.
Tác dụng phụ và biện pháp phòng ngừa
Teo da và giãn mạch là tác dụng phụ thường gặp của liệu pháp corticosteroid tại chỗ, có thể giảm thiểu bằng cách hạn chế thời gian bôi thuốc, tránh bôi quá nhiều (chỉ cần lớp mỏng là đủ), và tránh sử dụng corticosteroid mạnh trên mặt và các vùng kẽ. Hấp thu toàn thân của corticosteroid tại chỗ cũng có thể dẫn đến ức chế trục tuyến yên vùng dưới đồi, đặc biệt ở t.rẻ e.m. Chất làm mềm da cũng có thể giúp giảm thiểu hiện tượng Koebner thông qua giảm khả năng kích ứng da.
Các liệu pháp khác
Các thuốc bôi ngoài da khác như tazarotene, hắc ín và anthralin, ít được sử dụng cho bệnh vảy nến ở t.rẻ e.m vì tác dụng phụ.
Quản lý vảy nến mức độ trung bình đến nặng ở t.rẻ e.m từ 4 t.uổi trở lên
Các lựa chọn điều trị chính bao gồm thuốc ức chế miễn dịch (methotrexate, cyclosporin), liệu pháp ánh sáng, thuốc sinh học và retinoids đường uống. Tránh điều trị bằng corticosteroid đường uống do có khả năng làm bùng phát bệnh nặng khi ngừng thuốc.
Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào việc xem xét các yếu tố cụ thể của bệnh nhân như mức độ nặng của bệnh, bệnh đi kèm, khả năng chấp nhận rủi ro và tác dụng phụ, và t.iền sử điều trị trước đó.
Điều trị viêm khớp vảy nến thể khớp ở t.rẻ e.m
Quản lý viêm khớp vảy nến ở t.rẻ e.m từ đầu rất quan trọng để hạn chế nguy cơ tàn tật sau này. Thông thường, viêm khớp vảy nến yêu cầu liệu pháp toàn thân để cải thiện tình trạng viêm khớp và bệnh da đồng thời (methotrexate hoặc thuốc ức chế yếu tố hoại tử u TNF -alpha).
Điều trị vảy nến thông thường ở t.rẻ e.m dưới 4 t.uổi
Tiếp cận điều trị vảy nến thể mảng mức độ nhẹ đến trung bình ở nhóm t.rẻ e.m dưới 4 t.uổi tương tự t.rẻ e.m nói chung. Corticosteroid bôi tại chỗ nhóm trung bình đến yếu (nhóm 4 – 7) được ưu tiên. Lưu ý đối với vị trí tã lót ở t.rẻ e.m, sử dụng corticoid tại chỗ cần được theo dõi chặt chẽ do nguy cơ tăng tác dụng phụ do việc mặc tã gây băng bịt vùng tổn thương.
Cũng như đối với trẻ lớn hơn, phương pháp điều trị chủ yếu vảy nến ở mặt và nếp kẽ là thuốc ức chế calcineurin tại chỗ và corticosteroid bôi tại chỗ hiệu lực thấp. Ưu tiên sử dụng thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (tacrolimus 0,03% hoặc pimecrolimus 1%) cho vảy nến ở mặt và vùng nếp kẽ và dùng thay thế trong các trường hợp sử dụng corticoid bôi tại chỗ lâu dài. Các dẫn xuất vitamin D và retinoid bôi tại chỗ hiếm khi được sử dụng trong điều trị trẻ sơ sinh vì tác dụng phụ thường gặp là kích ứng da.
Tiếp cận điều trị vảy nến mức độ trung bình đến nặng ở t.rẻ e.m dưới bốn t.uổi chủ yếu bao gồm tối ưu hóa liệu pháp tại chỗ. Liệu pháp quang trị liệu và liệu pháp toàn thân hạn chế dùng ở nhóm t.uổi này vì lo ngại về tính an toàn khi sử dụng.