Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân bị ung thư bàng quang xâm lấn đến lớp cơ bàng quang. Bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng mệt mỏi, tiểu m.áu đỏ tươi.
Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long tiếp nhận điều trị bệnh nhân bị ung thư bàng quang xâm lấn đến lớp cơ bàng quang. Ảnh: BVCC
Cụ thể, bệnh nhân H.V.K (71 t.uổi, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đột ngột tiểu m.áu dữ dội, m.áu màu đỏ tươi.
Trước đó, bệnh nhân không có chấn thương vùng bụng hay can thiệp về đường tiểu.
Bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng mệt mỏi, vẫn còn tiểu m.áu đỏ tươi. Sau thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u to kích thước 34×31x30mm, chiếm gần 1/3 lòng bàng quang.
Qua sinh thiết khối u, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy, bệnh nhân bị ung thư bàng quang xâm lấn đến lớp cơ bàng quang.
Sau gần 5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long đã lấy toàn bộ bàng quang có chứa khối u của bệnh nhân, đồng thời tiến hành nạo các hạch xung quanh để làm giải phẫu bệnh.
Một đoạn ruột non dài khoảng 60cm đã được cắt, cân chỉnh và tạo thành một bàng quang mới cho bệnh nhân.
Dự kiến sau thời gian chăm sóc sau mổ và làm quen với cảm giác mắc đi tiểu với bàng quang mới, bệnh nhân sẽ quay lại với sinh hoạt ngày thường mà không cần phải mang bất cứ một ống dẫn nào.
Ung thư bàng quang: Có dấu hiệu này tế bào ác tính đã di căn xa
Triệu chứng ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết. Khi có biểu hiện đau hông lưng, đau trên xương mu, đau xương… thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Ung thư bàng quang thường không có triệu chứng rõ ràng, chủ yếu tiểu m.áu. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác như: bí tiểu, tiểu són, tiểu đau/ buốt, đau tức vùng thắt lưng – chậu.
Ở giai đoạn muộn của ung thư bàng quang, tế bào ung thư đã di căn xa, sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:
– Đau hông lưng
– Đau trên xương mu
– Đau hạ vị
– Đau tầng sinh môn
– Đau xương
– Đau đầu
Ngoài ra, người bệnh có thể thấy mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn…
Theo Bệnh viện K Trung ương, hút t.huốc l.á dù chủ động hay thụ động thì vẫn là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, gặp trong 50% trường hợp ở nam và 20 – 30% ở nữ. Nguyên nhân do các chất amin thơm và hydrocacbon thơm đa vòng trong t.huốc l.á được hấp thụ từ phổi vào m.áu, lọc qua thận và tập trung trong nước tiểu, gây tổn hại bàng quang làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Những người hút t.huốc l.á có khả năng mắc ung thư bàng quang cao gấp 2,5 -7 lần so với người không hút t.huốc l.á.
Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại như asen, thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và các loại sơn… làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nghề nghiệp tiếp xúc với các amin thơm, hydrocarbon thơm đa vòng là yếu tố quan trọng gây ra tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nam giới do tính chất công việc thường do nam giới đảm nhiệm.
Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố di truyền, t.iền sử gia đình. 80 – 90% trường hợp mắc bệnh tự phát không do di truyền, 10 – 20% các trường có yếu tố gia đình/di truyền, thường đi kèm với hội chứng ung thư biểu mô đại trực tràng di truyền không đa polyp. Những người có thành viên trong gia đình bị ung thư bàng quang có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Một số yếu tố nguy cơ khác như: chế độ ăn, tình trạng viêm nhiễm đường niệu và một số thuốc điều trị có thành phần gián tiếp gây bệnh…